Trắc nghiệm phần hai chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (có đáp án)

  • 1 Đánh giá

Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. KhoaHoc đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm phần hai chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới sgk lịch sử 11. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này có đa dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình tại đâu, vào thời gian nào?

A.Pari ( 1919-1920) và Luân Đôn (1920 – 1921)

B.Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921-1922)

C.Luân Đôn (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922)

D.Oasinhtơn (1919 – 1920) và Vécxai (1921 – 1922)

Câu 2. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Véc-xai( Nước Pháp) nhằm

A. kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.

B. bàn cách đối phó chống lại Liên xô.

C. bàn cách nhằm phát triển kinh tế ở Châu âu.

D. bàn cách hợp tác về quân sự.

Câu 3. Nội dung chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A.Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận

B.Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản

C.Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa

D.Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh

Câu 4. Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các các nước trận, đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là

A. Tổ chức liên hợp quốc.

B. Hội quốc Liên.

C. Hội liên hiệp quốc tế mới.

D. Hội Tư bản.

Câu 5. Văn kiện kí kết từ các hội nghị hòa hình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là

A.Trật tự đa cực B.Trật tự Oasinhtơn

C.Trật tự Vécxai D.Trật tự Vécxai – Oasinhtơn

Câu 6. “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì

A.Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau

B.Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế

C.Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng

D.Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi

Câu 7. Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là

A.Duy trì trật tự thế giới mới

B.Tăng cường an ninh giữa các nước

C.Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế

D.Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, khoa học giữa các nước

Câu 8. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở

A.Anh B.Pháp C.Đức D.Mĩ

Câu 9. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là

A. Mĩ – Anh –Đức và Nhật-Ý- Pháp.

B. Mĩ –Ý- Nhật và Anh- Pháp –Đức

C. Mĩ –Anh – Pháp và Đức-Ý- Nhật.

D. Đức- Áo – Hung- Ý và Anh- Pháp – Nga.

Câu 10. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài trong bao lâu?

A.3 năm B.4 năm

C.5 năm D.6 năm

Câu 11. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

A.Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

B.Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản

C.Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn

D.Gây hậy quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Câu 12. Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã làm gì:

A.Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài

B.Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

C.Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước

D.Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước

Câu 13. Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất

A. Tạm thời và mong manh.

B. Lâu dài và bền vững.

C. Lâu dài.

D. Mong manh.

Câu 14. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là

A.Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp

B.Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu

C.Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động

D.Một cuộc chiến tranh thế giới mới

Câu 15. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì?

A.Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyế được

B.Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần

C.Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo

D.Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ

Câu 16. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động nặng nề nhất đến ngành kinh tế nào của nước Đức?

A.Công nghiệp B.Nông nghiệp

C.Giao thông vận tải D.Du lịch và dịch vụ

Câu 17. Một sự kiện diễn ra ở nước Đức ngày 30 – 1 – 1933 là

A.Đảng Cộng sản Đức kêu gọi quần chúng thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít

B.Đảng Xã hội dân chủ Đức tuyên bố bất hợp tác, từ chối Liên minh với Đảng Cộng sản Đức

C.Tổng thống Hinđenbua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới

D.Giai cấp tư sản tuyên bố xóa bỏ chế độ cộng hòa tư sản, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế

Câu 18. Ngành công nghiệp được chú trọng ở Đức thời kì 1933 – 1939 là

A. công nghiệp quân sự.

B. công nghiệp nặng.

C. công nghiệp nhẹ.

D. công nghiệp đường sắt, đóng tàu.

Câu 19. Nguyên nhân Đức trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Âu là

A. tính hiếu chiến của giới cầm quyền Đức.

B. kinh tế phát triển nhất Châu Âu nhưng có ít thuộc địa.

C. tài quân sự của Hit-le.

D. lãnh thổ Đức rộng lớn, tiềm lực quân sự mạnh.

Câu 20. Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hítle đã thực hiện chính sách:

A.Bài Do Thái

B.Hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân

C.Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân phản đối chế độ độc tài

D.Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ (trước tiên là Đảng Cộng sản)

Câu 21. Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế trong nước theo hướng:

A.Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quân sự, quốc phòng

B.Tạo điều kiện cho các nhà tài phiệt tổ chức, phát triển sản xuất

C.Tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự

D.Đầu tư vào các ngành dịch vụ

Câu 22. (Vận dụng cao) Đánh giá nào sau đây là đúng về nước Đức trong những năm 1933 – 1939?

A. Nước Đức có nền kinh tế phát triển nhanh, quốc phòng vững mạnh.

B. Nước Đức đã vượt qua khủng hoảng kinh tế mà vẫn duy trì được nền dân chủ tư sản.

C. Nước Đức trở thành “lò lửa” chiến tranh nguy hiểm nhất châu Âu.

D. Nước Đức trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của châu Âu và thế giới.

Câu 23. Ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX là

A.Công nghiệp dệt

B.Công nghiệp quân sự

C.Công nghiệp khai khoáng

D.Công nghiệp cơ khí, chế tạo

Câu 24. Tại sao Hít-le lại tiến hành khủng bố trước hết nhắm vào Đảng Cộng sản Đức?

A. Vì Đảng Cộng sản Đức là chính đảng lớn ở Đức.

B. Vì Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

C. Vì Đảng Cộng sản Đức muốn xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đức.

D. Vì Đảng Cộng sản Đức tìm cách liên kết với các đảng tiến bộ khác.

Câu 25. Đường lối đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Hítle là

A.Bắt tay với các nước phát xít

B.Thực hiện chính sách đối ngoại nước lớn

C.Tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh

D.Mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu

Câu 26. Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài học gì để bảo vệ hòa bình thế giới?

A. Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước.

B. Kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực hiếu chiến, cực đoan.

C. Đoàn kết các nước trong một tổ chức quốc tế vì lợi ích chung.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia.

Câu 27. Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như

A.Một trại tập trung khổng lồ

B.Một trại lính khổng lồ

C.Một tên sen đầm quốc tế

D.Một đế quốc bất khả chiến bại

Câu 28. Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ chấm dứt khi

A.Dự trữ ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm

B.Mĩ mất vị trí là trung tâm công nghiệp số 1 thế giới

C.Khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10 – 1929

D.Các nước tư bản vượt Mĩ, vươn lên phá triển mạnh mẽ

Câu 29. Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực

A.Nông nghiệp B.Công nghiệp

C.Tài chính, ngân hàng D.Thương mại, dịch vụ

Câu 30. Khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất vào năm nào?

A.Năm 1930 B.Năm 1931

C.Năm 1932 D.Năm 1933

Câu 31. Ai đã đề ra “chính sách mới” và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Tơ-ru-man. B. Ru-dơ-ven.

C. Ai-xen-hao. D. Clin-tơn

Câu 32. Bản chất của Chính sách mới là gì?

A.Nhà nước đề xuất một hệ thống những chính sách mới về kinh tế - ài chính, chính trị - xã hội

B.Nhà nước cho phép các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước có những đổi mới phù hợp

C.Là chính sách đầu tư có trọng điểm của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước

D.Là hệ thống chính sách tích cực của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội.

Câu 33. Ý nào không phản ánh đúng những biện pháp mà Chính phủ Rudơven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng?

A.Ban bố lệnh can thiệp khẩn cấp

B.Phục hồi sự phát triển kinh tế

C.Tạo thêm việc làm

D.Giải quyết nạn thất nghiệp

Câu 34. Để phục hồi và phát triển nền kinh tế, Chính phủ Rudơven đã thông qua một số đạo luật, ngoại trừ:

A.Đạo luật về ngân hàng

B.Đạo luật phục hưng công nghiệp

C.Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

D.Đạo luật phát triển du lịch- dịch vụ

Câu 35. Đạo luật quan trọng nhất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế là

A.Đạo luật về ngân hàng

B.Đạo luật phục hưng công nghiệp

C.Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

D.Cả ba đạo luật về ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp

Câu 36. Chính sách mới đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ

A.Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản

B.Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế

C.Tình trạng phân biệt đối xử với người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực sự

D.Khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới

Câu 37. Tháng 11 – 1933, Mĩ chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với

A.Trung Quốc B.Liên Xô C.Anh D.Pháp

Câu 38. Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì?

A.Giữ vai trò trung lập giữa các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ

B.ủng hộ các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ

C.can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ

D.giúp dỡ các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ

Câu 39. Vì sao “đạo luật phục hưng công nghiệp” là đạo luật quan trọng nhất trong “chính sách mới” của nước Mĩ?

A. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

B. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm công nghiệp và điều chỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp.

C. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm công nghiệp và giải quyết nạn thất nghiệp.

D. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm công nghiệp và các đạo luật về ngân hàng.

Câu 40. Đạo luật nào sau đây không nằm trong “chính sách mới” của Ru-dơ-ven?

A. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

B. Đạo luật ngân hàng.

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

D. Đạo luật an sinh, xã hội.

Câu 41. Nét nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh hế giới thứ nhất là

A.Trở thành chủ nợ của các nước tư bản châu Âu

B.Là nước bại trận và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế

C.Cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới

D.Là nước thứ hai (sau Mĩ) thu nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để phát triển kinh tế

Câu 42. Yếu tố nào tác động làm sụt giảm trầm trọng nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX?

A.Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Nhật Bản

B.Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy hái của chủ nghĩa tư bản

C.Chính sách quản lí lỏng lẻo của Nhà nước

D.Sự đầu tư không hiệu quả của Nhà nước vào các ngành kinh tế

Câu 43. Nước Mỹ đón nhận “những cơ hội vàng” từ

A. nền kinh tế phát triển thịnh đạt.

B. chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. khi tuyên bố rút khỏi hội quốc liên.

D. đảng cộng hòa lên nắm chính quyền.

Câu 44. Khủng hoảng ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực nào?

A.Tài chính, ngân hàng B.Công nghiệp

C.Nông nghiệp D.Thương mại, dịch vụ

Câu 45. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật đạt đến đỉnh cao vào năm nào?

A. Năm 1930 B. Năm 1931.

C. Năm 1932. D. Năm 1933.

Câu 46. Hạt nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật là tổ chức nào?

A. Phái “sĩ quan trẻ”.

B. Phái “sĩ quan già”.

C. Các viện quý tộc.

D. Đảng cộng sản Nhật.

Câu 47. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản tập trung nhất vấn đề nào?

A.Quân phiệt hoá lực lượng quốc phòng

B.Quân phiệt hoá lực lượng an ninh quốc gia

C.Quân phiệt hoá lực lượng phòng vệ

D.Quân phiệt hoá bộ máy nhà nước

Câu 48. Giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc vì lí do cơ bản nào:

A.Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất

B.Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản

C.Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc

D.Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh

Câu 49. Biểu hiện chứng tỏ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 tác động mạnh nhất đến người lao động Nhật Bản ?

A. Chính phủ Nhật không tiếp tục thực hiện chính sách trợ cấp xã hội.

B. Hàng hóa khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội.

C. Thu nhập quốc dân giảm ½.

D. Nhân dân bị phá sản, 2/3 bị mất ruộng đất ; công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người.

Câu 50. Mặt trân Nhân dân được thành lập ở Nhật Bản là kết quả của

A.Cuộc vận động, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân

B.Cuộc biểu tình phản đối chính sách thống trị của nhà nước

C.Cuộc vận động đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

D.Cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền Nhật Bản

Câu 51. Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là gì?

A. Thiếu nhân công để sản xuất công nghiệp.

B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.

C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Tây Âu.

D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất.

Câu 52. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?

A.Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt

B.Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

C.Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước

D.Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

Câu 53. Điểm nào dưới đây là điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hóa ở Nhật so với Đức?

A. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.

B. Thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược.

C. Thông qua việc xâm lược các nước.

D Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa

Đáp án tham khảo

1 - B

2 - A

3 - A

4 - B

5 - D

6 - D

7 - A

8 - D

9 - C

10 - B

11 - B

12 - D

13 - A

14 - D

15 - B

16 - A

17 - C

18 - A

19 - A

20 - D

21 - C

22 - C

23 - B

24 - B

25 - C

26 - B

27 - B

28 - C

29 - C

30 - C

31 - B

32 - D

33 - A

34 - D

35 - B

36 - C

37 - B

38 - A

39 - A

40 - D

41 - D

42 - B

43 - B

44 - C

45 - B

46 - D

47 - D

48 - B

49 - D

50 - D

51 - B

52 - B

53 - B


  • 60 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Trắc nghiệm Lịch sử 11