Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước phương Tây đã thay đổi chính sách đối với các nước thuộc địa ở Đông Nam Á như thế nào?
- A. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa.
- B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
- C. Hợp tác, giao lưu thúc đẩy kinh tế đối ngoại.
- D. Vơ vét khoáng sản đưa về chính quốc.
Câu 2: Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thực hiện chính sách gì?
- A. Khuyến khích nhân dân ta tích cực sản xuất nông nghiệp để tăng nguồn lương thực.
- B. Tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp.
- C. Tăng thuế để tăng nguồn thu ngân sách.
- D. Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim loại sang Pháp.
Câu 3: Nguyên nhân nào là cơ bản khiến công, thương nghiệp nước ta đình đốn ở thế kỉ XIX?
- A. Thợ thủ công, thương nhân bỏ nghề vì thuế khóa nặng nề.
- B. Nhà nước nắm độc quyền về công thương nghiệp.
- C. Bị thương nhân nước ngoài cạnh tranh gay gắt.
- D. Thiếu nguyên vật liệu.
Câu 4: Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ là do
- A. Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít.
- B. Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô.
- C. Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xí nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
- D. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít.
Câu 5: Vì sao phong trào Đông du tan rã (1908)?
- A. Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn.
- B. Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước.
- C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước.
- D. Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu.
Câu 6: Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc như thế nào?
- A. Từ cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc.
- B. Từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- C. Từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản.
- D. Từ cuộc đấu tranh chống phong kiến sang đấu tranh chống đế quốc.
Câu 7: Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng vào ngành nào?
- A. Công nghiệp nặng
- B. Công nghiệp nhẹ
- C. Khai thác mỏ
- D. Luyện kim và cơ khí
Câu 8: Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?
- A. Triều đình đã đầu hàng.
- B. Quân triều đình chống cự yếu ớt.
- C. Quân triều đình đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
- D. Triều đình mải lo đối phó vơi phong trào đấu tranh của nhân dân.
Câu 9: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là
- A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu.
- B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- C. Nạn thất nghiệp tràn lan.
- D. Sản xuất đình đốn.
Câu 10: Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là
- A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến.
- B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến.
- C. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội.
- D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Câu 11: Tại sao sau gần 40 năm (1858 – 1896), thực dân Pháp mới thiết lập được nền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam?
- A. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược.
- B. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng ở Trung Quốc với các đế quốc khác.
- C. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta.
- D. Sự cản trở quyết liệt của triều đình Mãn Thanh.
Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào?
- A. Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á.
- B. Diễn ra ở ba nước Đông Dương.
- C. Diễn ra ở chỉ nơi nào có chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo.
- D. Diễn ra chỉ ở nơi nào có Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Câu 13: Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Étpêrăng của Pháp trên song Vàm Cỏ Đông (1861) và có câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
- A. Trương Định
- B. Dương Bình Tâm
- C. Nguyễn Hữu Huân
- D. Nguyễn Trung Trực
Câu 14: Giữa thế kỉ XIX, Pháp ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam để
- A. Biến Việt Nam thành bàn đạp xâm lược Quảng Châu (Trung Quốc).
- B. Tranh giành ảnh hưởng với Anh tại châu Á.
- C. Loại bỏ sự ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh ở Việt Nam.
- D. Biến Việt Nam thành căn cứ để tiến công thuộc địa của Anh.
Câu 15: Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào?
- A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa
- B. Phương thức bóc lột phong kiến
- C. Phương thức bóc lột thực dân
- D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa
Câu 16: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển?
- A. Thực dân Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực, tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động.
- B. Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ.
- C. Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc.
- D. Phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng.
Câu 17: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?
- A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.
- B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
- C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc.
- D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
Câu 18: Yếu tố nào tác động đến tình hình xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam.
- B. Những biến động về kinh tế ở Việt Nam.
- C. Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam.
- D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 19: Tháng 6 – 1941, phát xít Đức quyết định tấn công Liên Xô vì
- A. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực.
- B. Các nước Anh, Pháp và hầu hết châu Âu đã đầu hàng.
- C. Quân Đức đã thống trị phần lớn châu Âu, có đủ điều kiện tấn công Liên Xô.
- D. Thực hiện cam kết với Anh, Pháp về việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.
Câu 20: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do ai lãnh đạo?
- A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng
- B. Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế
- C. Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn
- D. Phạm Bành, Cầm Bá Thước
Câu 21: Sự kiện nào tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
- A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1918 – 1923.
- B. Quốc tế Cộng sản thành lập năm 1919.
- C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
- D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập.
Câu 22: Biểu hiện của mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam giai đoạn này là
- A. Xung đột về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp tăng lên.
- B. Làng xóm xơ xác, tiêu điều, đời sống nhân dân cực khổ.
- C. Các cuộc bạo loạn và khởi nghĩa nông dân bùng phát trên phạm vi cả nước.
- D. Xã hội loạn lạc, nông dân bị bần cùng hóa.
Câu 23: Những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?
- A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á
- B. Nhật Bản và Trung Quốc
- C. Anh và Pháp
- D. Ấn Độ và Trung Quốc
Câu 24: Vì sao sau Chiến tranh thế giơi thứ nhất, phong trào đấu ranh chống thực dân Pháp dâng cao ở Lào và Campuchia ?
- A. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân”.
- B. Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và thực hiện chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề.
- C. Thực dân Pháp tăng cường các chính sách thuế khóa, lao dịch.
- D. Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề đối với giai cấp công nhân ở các nước Đông Nam Á.
Câu 25: Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào?
- A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ.
- B. Không tán thành con đường cứu nước của họ.
- C. Khâm phục tinh thần yêu nước, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.
- D. Tán thành con đường cứu nước của họ
Câu 26: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh nào?.
- A. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao, khiến quân Pháp vô cùng bối rối.
- B. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang gặp khó khăn.
- C. Giặc Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa và đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì một cách nhanh chóng.
- D. Triều đình bị tổn thất nặng nề, sợ hãi trước sức mạnh của quân Pháp.
Câu 27: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của lực lượng nào?
- A. Dân binh Hà Nội
- B. Quan quân binh sĩ triều đình
- C. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc
- D. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm
Câu 28: Ngày 9-5-1945 đã đi vào lịch sử thế giới là ngày
- A. Thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát xít
- B. Chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai
- C. Hình thành trật tự thế giới mới
- D. Giải phóng châu Âu
Câu 29: Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là
- A. Hưởng ứng chiếu Cần vương.
- B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn.
- C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương.
- D. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.
Câu 30: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai chứng tỏ điều gì về tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?
- A. Lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
- B. Ý chí quyết tâm, sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
- C. Lối đánh giặc tài tình của nhân dân ta.
- D. Sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của quân và dân ta trong việc phá thế bao vây của địch.
Câu 31: Từ sau phong trào Ngũ tứ, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tổ chức chính trị nào đã ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng Trung Quốc?
- A. Đảng Cộng sản
- B. Đảng Lập hiến
- C. Quốc dân Đảng
- D. Trung Quốc Đồng minh hội
Câu 32: Sự kiện liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công ở cửa biển Đà Nẵng (1858) chứng tỏ điều gì?
- A. Quan hệ giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp chấm dứt.
- B. Pháp chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- C. Là hoạt động dọn đường, chuẩn bị cho cuộc xâm lược Việt Nam của quân Pháp.
- D. Nhà Nguyễn sẽ thất bại trước cuộc xâm lược của quân Pháp.
Câu 33: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
- A. Khởi nghĩa Hương Khê
- B. Khởi nghĩa Yên Thế
- C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà
- D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên
Câu 34: Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?
- A. Nhân dân lao động ở các nước phá xít.
- B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.
- C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
- D. Nhân dân các nước thuộc địa.
Câu 35: Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là
- A. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
- B. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man.
- C. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập.
- D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Câu 36: Việc nhân dân chống lại lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp của triều đình chứng tỏ điều gì?
- A. Tư tưởng trung quân ái quốc không còn.
- B. Nhân dân chán ghét triều đình.
- C. Nhân dân muốn tách khỏi triều đình để tự do hành động.
- D. Sự đối lập giữa nhân dân và triều đình trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược.
Câu 37: Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
1. Thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở Đông Dương;
2. Phong trào đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ;
3. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đã mở ra thời kì phát triển mới của phong trào
- A. 1,2,3
- B. 2,1,3
- C. 3,2,1
- D. 1,3,2
Câu 38: Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì?
- A. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
- B. Duy tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập.
- C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, hành lập chính thể cộng hòa.
- D. Đánh đổ ngôi vua, phát triển lên tư bản chủ nghĩa.
Câu 39: Việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống lãnh thổ Nhật Bản là hành động
- A. Cần thiết và có ý nghĩa quyết định kết thúc chiến tranh.
- B. Không cần thiết vì quân phiệt Nhật Bản đã liên tiếp thua trận và đứng trước sự sụp đổ.
- C. Góp phần kết thúc chiến tranh.
- D. Không cần thiết vì quân phiệt Nhật đã đầu hàng.
Câu 40: Sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
- A. Quân Pháp tấn công và chiếm được Thuận An.
- B. Triều đình kí Hiệp ước Hácách mạngăng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884).
- C. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất (1873).
- D. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882).
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) (P1)
- Trắc nghiệm phần hai chương III: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (có đáp án)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (P1)
- Trắc nghiệm phần một chương I: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh (có đáp án)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (P1) Trắc nghiệm sử 11 bài 17
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) (P2)