Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thái độ của Liên Xô khi Đức hình thành liên minh phát xít là gì?
- A. Không đặt quan hệ ngoại giao.
- B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức.
- C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.
- D. Ki Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau.
Câu 2: Chủ trương của Liên Xô đối với liên minh phát xít như thế nào?
- A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít.
- B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp.
- C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.
- D. Không hợp tác với các nước tư bản vì họ dung dưỡng phe phát xít.
Câu 3: Hành động của các nước phát xít ngay sau khi hình thành Liên mình là gì?
- A. Tăng cường các hoạt động quân sự ở nhiều nơi.
- B. Đầu tư vốn vào các nước thuộc địa để khai thác.
- C. Ra sức sản xuất vũ khí để chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- D. Kí hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô.
Câu 4: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước
- A. Đức, Liên Xô, Anh
- B. Đức, Italia, Nhật Bản
- C. Italia, Hunggari, Áo
- D. Mĩ, Liên Xô, Anh
Câu 5: Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì?
- A. Liên minh các nước thực dân
- B. Liên minh các nước tư bản dân chủ
- C. Liên minh các nước phát xít
- D. Liên minh các nước thuộc địa
Câu 6: Hoạt động chủ yếu của các nước trong phe “Trục” là
- A. Mở rộng các hoạt động kinh tế, thương mại
- B. Đấu tranh cho phong trào hòa bình
- C. Phát xít hóa tất cả các thuộc địa
- D. Tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Câu 7: Đầu những năm 30 của thể kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã liên kết với nhau hình thành liên minh phát xít, được gọi là:
- A. trục phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật.
- B. trục tam giác Béc-lin - Rôma - Tô-ki-ô.
- C. ba lò lửa chiến tranh.
- D. mối đe dọa chiến tranh của trục phát xít.
Câu 8: Chủ mưu phát động chiến tranh thế giới thứ 2 là nước nào?
- A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
- D. I-ta-li-a.
Câu 9: Sau khi xé bỏ Hoà ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?
- A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.
- B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.
- C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.
- D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc.
Câu 10: Đạo luật trung lập (8-1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách
- A. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít
- B. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu
- C. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ
- D. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít
Câu 11: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phá xít?
- A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức
- B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
- C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít
- D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Câu 12: Tại Hội nghị Muyních (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào?
- A. Kêu gọi đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc
- B. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc
- C. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô
- D. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia.
Câu 13: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào hánh 9-1939, với sự kiện khởi đầu là
- A. Quân đội Đức tấn công Ba Lan
- B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức
- C. Đức tấn công Anh, Pháp
- D. Đức tấn công Liên Xô
Câu 14: Thái độ của các nước Anh, Pháp đối với các hành động của Liên minh phát xít?
- A. Liên kết với Liên Xô để chống phát xít.
- B. Nhượng bộ thỏa hiệp phát xít.
- C. Coi là kẻ thù nguy hiểm nhất.
- D. Trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.
Câu 15: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới đây?
- A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đê thuộc địa.
- B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ.
- C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống Hoà ước Véc-xai - Oasinhtơn.
- D. Chính sách trung lập của nước Mĩ đề phát xít được tự do hành động.
Câu 16: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ từ lí do trực tiếp nào dưới đây?
- A. Đức thôn tính Tiệp Khắc khiến Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến.
- B. Đức tân công Ba Lan buộc Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
- C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát buộc Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
- D. Nhật tấn công Trân Châu cảng khiến Mĩ tuyên chiến với Liên minh phát xít.
Câu 17: Sự kiện nào dưới đây lảm phả sản kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Trận Mát-xcơ-va (12 - 1941).
- B. Trận Xta-lin-grat (11 - 1942).
- C. Trận En A-la-men (10 - 1942)
- D. Trận Cuốc-xcơ (8 - 1943)
Câu 18: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?
- A. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
- B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật.
- C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
- D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.
Câu 19: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?
- A. Trận En A-la-men (10 - 1942).
- B. Trận Xta-lin-grat (11 - 1942).
- C. Trận Béc-lin (4 - 1945).
- D. Trận Trân Châu cảng (12 - 1941).
Câu 20: Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai là:
- A. Liên Xô.
- B. Anh, Mĩ.
- C. Anh, Mĩ, Liên Xô.
- D. Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô.
=> Kiến thức Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm phần ba chương II: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (có đáp án)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (P2)