Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1:Nét nổi bật của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là
- A. Đấu tranh đòi các quyền lợi về chính trị
- B. Đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế
- C. Nổ ra các cuộc khởi nghĩa vũ trang
- D. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa”
Câu 2: Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào?
- A. Dưới hình thức bất hợp tác
- B. Sôi nổi, quyết liệt
- C. Bí mật
- D. Hợp pháp
Câu 3: Vì sao sau Chiến tranh thế giơi thứ nhất, phong trào đấu ranh chống thực dân Pháp dâng cao ở Lào và Campuchia ?
- A. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân”
- B. Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và thực hiện chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề
- C. Thực dân Pháp tăng cường các chính sách thuế khóa, lao dịch
- D. Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề đối với giai cấp công nhân ở các nước Đông Nam Á
Câu 4: Đặc trưng cơ bản về tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á trong những thập niên đầu thế kỉ XX là:
- A. chính quyền thực dân nắm toàn bộ quyền hành.
- B. toàn bộ quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp thông trị bản xứ.
- C. giai cấp thông trị bản xứ có quyền hành tuyệt đối về ngoại giao.
- D. chính quyền thực dân chỉ khống chế vẻ mặt quân sự.
Câu 5: Đặc trưng cơ bản về thể chế chính trị ở các nước Đông Nam À những thập niên đầu thế kỉ XX là gì?
- A. Trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
- B. Nền cộng hoà dân chủ nhân dân được thiết lập.
- C. Tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế.
- D. Tồn tại chế độ cộng hoà tư sản.
Câu 6: Yếu tố gây tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
- A. có sự liên minh giữa giaI cấp vô sản và giai cấp nông dân.
- B. chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây.
- C. hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- D. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 7: Phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Lào trong giai đoạn 1918 - 1922 là:
- A. khởi nghĩa của Com-ma-đam.
- B. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
- C. khởi nghĩa của Ong Kẹo.
- D. khởi nghĩa của Chậu Pa-chay.
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là
- A. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prâyveng
- B. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Côngpông Chàm
- C. Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh Côngpông Chơnăng
- D. Cuộc khỏi nghĩa chống Pháp của Phacađuốc
Câu 9: Sự kiện có tính bước ngoặt, mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương đầu thập niên 30 của thế kỉ XX là
- A. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) ở Việt Nam
- B. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương)
- C. Phong trào cách mạng dâng cao thành làn sóng mạnh mẽ ở cả ba nước Đông Dương do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)
- D. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng ở Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới
Câu 10: Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia?
- A. Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển
- B. Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước.
- C. Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ.
- D. Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân.
Câu 11: Điểm nổi bật trong hoạt động chính trị của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
- A. đòi thi hành những cải cách dân chủ.
- B. đấu tranh đòi những quyền lợi kinh tế.
- C. đòi quyền tự chủ về chính trị, tự do trong kinh doanh.
- D. đấu tranh đòi được tham gia trong một số cơ quan nhà nước.
Câu 12: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
- A. khai trí để chấn hưng quốc gia.
- B. giành độc lập dân tộc.
- C. đòi quyền tự do trong kinh doanh.
- D. đòi các quyền dân sinh dân chủ.
Câu 13: Mục tiêu đấu tranh ở Lào và Cam-pu-chia trong giai đoạn 1936 - 1939 là gì?
- A. Chống bọn phản động thuộc địa, phát xít và chiến tranh.
- B. Chống chiến tranh đế quốc và thực dân phản động.
- C. Chống bọn phản động thuộc địa, chủ nghĩa phát xít.
- D. Chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh.
Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp, tầng lớp nào ở các nước Đông Nam Á đấu tranh đòi tự chủ chính trị, đòi sử dụng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường?
- A. giai cấp tư sản.
- B. Giai cấp công nhân.
- C. Học sinh, sinh viên.
- D. Giai cấp địa chủ.
Câu 15: Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập
- A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
- B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương
- C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương
- D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương
Câu 16: Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
1. Thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở Đông Dương;
2. Phong trào đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ;
3. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đã mở ra thời kì phát triển mới của phong trào
- A. 1,2,3
- B. 2,1,3
- C. 3,2,1
- D. 1,3,2
Câu 17: Xu hướng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giảnh độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX là gì:
- A. Xu hướng tư sản.
- B. Xu hướng vô sản.
- C. Xu hướng cải cách.
- D. Xu hướng bạo động.
Câu 18: Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia (1918 - 1939) thất bại?
- A. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.
- B. Phong trào mang tính tự phát, phân tán.
- C. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.
- D. Chưa có một tổ chức, lực lượng lãnh đạo chưa đủ khả năng để đưa phong trào đi lên.
Câu 19: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi là do nguyên nhân nào?
- A. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Cam-pu-chia và Lào.
- B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.
- C. Nội bộ những người lãnh đạo chia rẽ, mất đoàn kết.
- D. Phong trào mang tính tự phát, phân tán chưa có một tổ chức, lực lượng lãnh đạo đủ khả năng để đưa phong trào đi lên.
Câu 20: Mục tiêu lớn nhất của cách mạng ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
- A. độc lập dân tộc
- B. cải cách dân chủ
- C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- D. bình quân địa quyền
=> Kiến thức Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm phần hai chương I: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (có đáp án)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1: Nhật Bản (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX) (P2)