Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong năm 1930, Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước nào ở Đông Nam Á?

  • A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.
  • B. Việt Nam, Xing-ga-po, Phi-líp-pin.
  • C. Việt Nam, Xiêm, In-đô-nê-xi-a.
  • D. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-líp-pin.

Câu 2: Trong nửa đầu thập niên 30 thể kỉ XX, một sự kiện đánh dấu phong trào cách mạng Lào và Cam-pu-chia chuyển sang một thời kì mới là:

  • A. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.
  • B. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.
  • C. Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia thành lập.
  • D. chính quyền Xô viết được thành lập ở Nghệ - Tĩnh (Việt Nam).

Câu 3: Sự kiện quan trọng mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương thế kỉ XX là:

  • A. phong trào đấu tranh vũ trang phát triển ở ca ba nước Đông Dương.
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
  • C. giai cấp công nhân chuyền từ đầu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác
  • D. liên minh công - nông hình thành.

Câu 4: Phong trào đấu tranh nào sau đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc ở Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 - 1939?

  • A. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam.
  • B. Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hoá.
  • C. Khởi nghĩa Chậu Pa-chay.
  • D. Phong trào chống thuế, chống bắt phu ở Công-pông Chơ-năng.

Câu 5: Giai cấp nào không giữ vai trò lãnh đạo trong phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

  • A. Giai cấp tư sản.
  • B. Giai cấp vô sản.
  • C. Giai cấp tiểu tư sản.
  • D. Giai cấp tư sản và vô sản.

Câu 6: So với những năm đầu thế kỉ XX, một trong những nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

  • A. có sự liên minh giữa giai cấp tư sản và vô sản.
  • B. giai cấp tư sản liên minh với phong kiến.
  • C. phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước đã giành thắng lợi.
  • D. phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt.

Câu 7: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước phương Tây đã thay đổi chính sách đối với các nước thuộc địa ở Đông Nam Á như thế nào?

  • A. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa
  • B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội
  • C. Hợp tác, giao lưu thúc đẩy kinh tế đối ngoại
  • D. Vơ vét khoáng sản đưa về chính quốc

Câu 8: Ý không phản ánh đúng nét nổi bật về kinh tế của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Bị hội nhập cưỡng bức vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa
  • B. Là thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản
  • C. Là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước tư bản
  • D. Công nghiệp có bước phát triển khởi sắc, nhất là công nghiệp nặng

Câu 9: Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
  • B. Bị chính quyền thực dân khống chế
  • C. Có nước giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định
  • D. Chính quyền thực dân có nguy cơ sụp đổ trước sức tiến công mạnh mẽ của phong trào cách mạng

Câu 10: Tình hình xã hội nổi bật ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này là gì?

  • A. Các giai cấp cũ bị phân hóa, các giai cấp mới hình thành
  • B. Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc, giai cấp mới ngày càng phát triển về số lượng và ý thức giai cấp
  • C. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng
  • D. Giai cấp ư sản dân tộc vươn lên mạnh mẽ

Câu 11: Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
  • B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh
  • C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
  • D. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào?

  • A. Diễn ra ở ba nước Đông Dương
  • B. Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á
  • C. Diễn ra ở chỉ nơi nào có chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo
  • D. Diễn ra chỉ ở nơi nào có Đảng Cộng sản lãnh đạo

Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Mục tiêu giành độc lập được đặt ra rõ ràng
  • B. Có sự liên kết với các phong trào khác trong cả nước
  • C. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi
  • D. Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú

Câu 14: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

  • A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường
  • B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ
  • C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến
  • D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc

Câu 15: Điểm khác biệt giữa phong trào cách mạng các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới so với cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:

  • A. xuất hiện khuynh hướng vô sản.
  • B. khuynh hướng tư sản thắng thế.
  • C. có sự tham gia của đông đảo các giai cấp.
  • D. giai cấp vô sản thắng thế.

Câu 16: Đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa cách mạng ba nước Đông Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)?

  • A. Đoàn kết, gắn bó dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • B. Có sự liên kết chặt chẽ với nhau về lực lượng cách mạng.
  • C. Riêng lẻ không có sự thống nhất.
  • D. Có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh.

Câu 17: Từ thập niên 20 của thế kỉ XX, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào các nước Đông Nam Á đã dẫn đến:

  • A. hàng loạt phong trào đấu tranh của giai câp công nhân ở các nước.
  • B. sự ra đời của các tổ chức cộng sản.
  • C. nhiều phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến bùng nổ.
  • D. hàng loạt các Đảng Cộng sản được thành lập.

Câu 18: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là gì?

  • A. xã hội phân hóa thành giai cấp tư sản và vô sản.
  • B. sự ra đời của giai cấp tư sản
  • C. giai cấp vô sản ra đời, tham gia lãnh đạo cách mạng
  • D. đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế

Câu 19: Nội dung nào không là mục tiêu đấu tranh ở Lào và Cam-pu-chia trong giai đoạn 1936 -1939?

  • A. chống bọn phản động thuộc địa
  • B. chống phát xít
  • C. chống chiến tranh
  • D. chống phong kiến

Câu 20: Ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản nước nào được thành lập sớm nhất?

  • A. In-đô-nê-xi-a
  • B. Phi-líp-pin
  • C. Xiêm
  • D. Việt Nam
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)


Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P1)
  • 197 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021