Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX?

  • A. Sự giao lưu của các nền văn hóa.
  • B. Sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn.
  • C. Nền kinh tế ư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
  • D. Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Câu 2: Tháng 3 – 1921 Đảng Bôsêvích Nga quyết định thực hiện

  • A. Cải cách ruộng đất.
  • B. Chính sách cộng sản thời chiến.
  • C. Chính sách kinh tế mới.
  • D. Hợp tác hóa nông nghiệp.

Câu 3: Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Ấn Độ giữa thế kỉ XIX?

  • A. Thực dân Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
  • B. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng thống trị Ấn Độ.
  • C. Chế độ phong kiến Ấn Độ sụp đổ hoàn toàn.
  • D. Các nước đế quốc từng bước can thiệp vào Ấn Độ.

Câu 4: Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm nào?

  • A. 1914
  • B. 1915
  • C. 1916
  • D. 1917

Câu 5: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?

  • A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn).
  • B. Samurai (võ sĩ).
  • C. Địa chủ vừa và nhỏ.
  • D. Quý tộc.

Câu 6: Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì

  • A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa.
  • B. Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ.
  • C. Nước Đức có nền kinh ế phát triển mạnh nhất Châu Âu.
  • D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác.

Câu 7: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Campuchia trong những năm 1861 – 1892 là

  • A. Acha Xoa
  • B. Pucômbô
  • C. Commađam
  • D. Sivôtha

Câu 8: Mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã dẫn đến cuộc đấu tranh của

  • A. Công nhân chống ách áp bức bóc lột, đòi cải thiện đời sống.
  • B. Vô sản chống tư sản.
  • C. Công nhân và nông dân chống tư sản.
  • D. Các tầng lớp nhân dân chống tư sản.

Câu 9: Từ thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc đứng trước nguy cơ trở thành

  • A. “sân sau” của các nước đế quốc.
  • B. “ván bài” trao đổi giữa các nước đế quốc.
  • C. “quân cờ” cho các nước đế quốc điều khiển.
  • D. “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

Câu 10: Tổ chức chính trị bí mậ “Ai Cập trẻ” được thành lập, đã

  • A. Kêu gọi đối phó với các thế lực thù địch.
  • B. Tập hợp, tổ chức những thanh niên yêu nước.
  • C. Chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang.
  • D. Đề ra những cải cách mang tính chất tư sản.

Câu 11: Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế trong nước theo hướng

  • A. Tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
  • B. Tạo điều kiện cho các nhà tài phiệt tổ chức, phát triển sản xuất.
  • C. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quân sự, quốc phòng.
  • D. Đầu tư vào các ngành dịch vụ.

Câu 12: Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là do

  • A. Sự tồn ại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ.
  • B. Áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây.
  • C. Sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến.
  • D. Làn song phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân.

Câu 13: Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ chấm dứt khi

  • A. Dự trữ ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm.
  • B. Mĩ mất vị trí là trung tâm công nghiệp số 1 thế giới.
  • C. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10 – 1929.
  • D. Các nước tư bản vượt Mĩ, vươn lên phá triển mạnh mẽ.

Câu 14: Cuộc khởi nghĩa của Pucômbô đã lấy vùng đấ nào ở Việt Nam để xây dựng căn cứ?

  • A. Châu Đốc
  • B. Tây Ninh
  • C. Thất Sơn
  • D. An Giang

Câu 15: Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã làm gì

  • A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài
  • B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
  • C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước
  • D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước

Câu 16: Yếu tố nào không phải là nguyên tắc tồn tại của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

  • A. Sự bình đẳng về mọi mặt.
  • B. Quyền tự quyết của các dân tộc.
  • C. Xây dựng liên minh mạnh, mở rộng quan hệ với bên ngoài.
  • D. Sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Câu 17: Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là

  • A. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng.
  • B. Ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách.
  • C. Bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ.
  • D. Hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng.

Câu 18: Công trình nghệ thuật kiến trúc đặc sắc được hoàn thành vào năm 1708 là

  • A. Điện Cremlin (Nga)
  • B. Thành Rôma (Italia)
  • C. Cung điện Vécxai (Pháp)
  • D. Cung điện Buốckinham (Anh)

Câu 19: Khủng hoảng ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực nào?

  • A. Nông nghiệp
  • B. Công nghiệp
  • C. Tài chính, ngân hàng
  • D. Thương mại, dịch vụ

Câu 20: Nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh được thành lập năm 1804 là

  • A. Pêru
  • B. Mêhicô
  • C. Haiti
  • D. Puéchiến tranhô Ricô

Câu 21: Văn kiện đó đã xác định mục tiêu và đường lối của cách mạng Nga năm 1917 là

  • A. Chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản.
  • B. Chuyển từ cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • C. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • D. Chuyển từ cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 22: Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp là gì?

  • A. Tổ chức lại sản xuấ công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị rường tiêu thụ.
  • B. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu ư vào các ngành công nghiệp theo những hợp đồng dài hạn.
  • C. Cho phép phát triển tự do hóa một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận.
  • D. Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị trường tiêu thụ với chủ tư bản.

Câu 23: Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của

  • A. Giai cấp vô sản Trung Quốc.
  • B. Giai cấp nông dân Trung Quốc.
  • C. Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc.
  • D. Lien minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc.

Câu 24: Một sự kiện diễn ra ở nước Đức ngày 30 – 1 – 1933 là

  • A. Giai cấp tư sản tuyên bố xóa bỏ chế độ cộng hòa tư sản, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
  • B. Đảng Xã hội dân chủ Đức tuyên bố bất hợp tác, từ chối Liên minh với Đảng Cộng sản Đức.
  • C. Tổng thống Hinđenbua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới.
  • D. Đảng Cộng sản Đức kêu gọi quần chúng thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít.

Câu 25: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuôc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?

  • A. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
  • B. Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
  • C. Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á.
  • D. Xóa bỏ chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 26: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài trong bao lâu?

  • A. 3 năm
  • B. 4 năm
  • C. 5 năm
  • D. 6 năm

Câu 27: Cuối tháng 9 – 1918, quân Đức ở vào tình thế như thế nào?

  • A. Liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Bỉ.
  • B. Liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Thổ Nhĩ Kì.
  • C. Rút khỏi lãnh thổ Pháp và Bungari.
  • D. Rút khỏi lãnh thổ Pháp và Ba Lan.

Câu 28: Năm 1933, thành tựu đối ngoại nổi bật mà Liên Xô đạt được là

  • A. Trung Quốc công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
  • B. Mông Cổ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
  • C. Iran công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
  • D. Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Câu 29: Giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc vì lí do cơ bản nào

  • A. Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất.
  • B. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản.
  • C. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc.
  • D. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh.

Câu 30: Cuộc đấu tranh nào đã buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luậ chia cắt Benga?

  • A. Cuộc tổng bãi công của hàng vạn công nhân Bombay.
  • B. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xipay.
  • C. Cuộc khởi nghĩa ở Cancútta.
  • D. Cuộc khởi nghĩa ở Đêli.

Câu 31: Ý nào không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự trong cuộc Duy tân Minh Trị

  • A. Nhà nước nắm giữ ngành đóng tàu, sản xuấ vũ khí.
  • B. Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh.
  • C. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.
  • D. Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội.

Câu 32: Để giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề thuộc địa, các nước đế quốc đã

  • A. Tấn công nước Nga.
  • B. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị.
  • C. Gây ra cuộc chiến tranh thế giới để chia lại thị trường, thuộc địa.
  • D. Đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước.

Câu 33: Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A. Mang tính tự phát.
  • B. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh.
  • C. Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh.
  • D. Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào.

Câu 34: Những nước giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ
  • B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản
  • C. Anh, Đức, Mĩ, Nhật Bản
  • D. Italia, Pháp, Mĩ, Nhật Bản

Câu 35: Mục đích của Mĩ trong việc đề xướng học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” ở thế kỉ XIX là

  • A. Giúp đỡ nhân dân các nước Mĩ Latinh.
  • B. Vì quyền lợi của mọi công dân Mĩ Latinh.
  • C. Bảo vệ độc lập, chủ quyền cho các nước Mĩ Latinh.
  • D. Độc chiếm khu vực Mĩ Latinh, biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.

Câu 36: Tháng 11 – 1933, Mĩ chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với

  • A. Trung Quốc
  • B. Liên Xô
  • C. Anh
  • D. Pháp

Câu 37: Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?

  • A. Đánh đổ Mãn Thanh.
  • B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc.
  • C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc.
  • D. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

Câu 38: Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?

  • A. Thủ tướng Kêrenxki (của Chính phủ lâm thời tư sản) bị bắt.
  • B. Lênin từ Phần Lan trở về nước.
  • C. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn.
  • D. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva.

Câu 39: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở Bombay và Cancútta năm 1905 là

  • A. Đạo luật về chia cắt Benga có hiệu lực.
  • B. Người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây bị áp bức, bóc lộ nặng nề.
  • C. Thực dân Anh đàn áp người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây.
  • D. Nhân dân ở Bombay và Cancútta muốn lật đổ chính quyền thực dân Anh giành độc lập, dân chủ.

Câu 40: Sự kiện nào đã diễn ra ở Đức ngày 11-11-1918?

  • A. Đức kí hiệp định đầu hang không điều kiện.
  • B. Chính phủ mới được thành lập.
  • C. Hoàng đế Vinhem II bỏ chạy sang Hà Lan.
  • D. Cách mạng bùng nổ.
Xem đáp án
  • 4 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021