Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 3: Trung Quốc (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 3: Trung Quốc (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là phong trào đấu tranh của giai cấp nào?
- A. Công nhân.
- B. Nông dân.
- C. Tư sản.
- D. Binh lính.
Câu 2: Kết quả của cuối cùng của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc là:
- A. thiết lập chính quyền ở Thiên Kinh.
- B. thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
- C. đẻ ra chính sách bình quân về ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ.
- D. triều đình được sự giúp đỡ của đế quốc đàn áp phong trào, cuộc khởi nghĩa thất bại.
Câu 3: Sau sự kiện nào, Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?
- A. Sau sự thất bại của khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.
- B. Cuộc Duy tân Mậu Tuất thất bại.
- C. Sau khi phong trào Nghĩa Hòa đoàn bị đánh bại.
- D. Sau khi nhà Mãn Thanh kí với đế quốc Điều ước Tân Sửu.
Câu 4: Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là:
- A. khởi nghĩa Hoàng Sào.
- B. khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.
- C. khởi nghĩa của Lí Tự Thành.
- D. khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng.
Câu 5: Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?
- A. Tư sản.
- B. Nông dân.
- C. Công nhân.
- D. Tiểu tư sản.
Câu 6: Nội dung chính của Điều ước Tân Sửu (1901) là:
- A. Trả lại cho nhà Thanh một số vùng đất và các nước đế quốc được phép chiếm đóng Bắc Kinh
- B. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước chiếm đóng Bắc Kinh
- C. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và cắt đất cho các nước đế quốc thiết lập các vùng tô giới
- D. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và mở cửa tự do cho người nước ngoài vào Trung Quốc buôn bán
Câu 7: Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu
- A. Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến
- B. Các nước đế quốc đã chia sẻ xong “cái bánh ngọt” Trung Quốc
- C. Triều đình Mãn Thanh đầu hàng hoàn toàn, nhà nước phong kiến Trung Quốc sụp đổ
- D. Trung Quốc trở hành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây
Câu 8: Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào?
- A. Vô sản
- B. Phong kiến
- C. Tự do dân chủ
- D. Dân chủ tư sản
Câu 9: Đâu không phải là mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc?
- A. Chống chế độ phong kiến Mãn Thanh.
- B. Chống đế quốc.
- C. Tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc kinh.
- D. Tấn công vào liên quân 8 nước đế quốc ở Bắc Kinh.
Câu 10: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là:
- A. phong trào thiếu sự lãnh đạo thống nhất.
- B. phong trào thiếu vũ khí.
- C. giai cấp nông dân còn hạn chế, cuộc sống còn khó khăn.
- D. so sánh lực lượng chênh lệch, kẻ thù mạnh.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không được Hiến pháp lâm thời Trung Hoa Dân quốc thông qua tại kì họp của Quôc dân đại hội?
- A. Công nhận quyền bình đẳng của mọi công dân.
- B. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
- C. Công nhận quyền tự do dân chủ của mọi công dân.
- D. Công nhận quyền bình đẳng và tự do của mọi công dân.
Câu 12: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:
- A. đánh đuổi đế quốc, khôi phục Trung Hoa.
- B. cải cách Trung Quốc để cứu vãn tình thế.
- C. đánh đế quốc để thành lập dân quốc, đánh phong kiến để chia ruộng đất cho dân cày.
- D. đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa.
Câu 13: Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc là
- A. Trung Quốc Đồng minh hội
- B. Trung Quốc Quang phục hội
- C. Trung Quốc Nghĩa đoàn hội
- D. Trung Quốc Liên minh hội
Câu 14: Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của
- A. Giai cấp vô sản Trung Quốc
- B. Giai cấp nông dân Trung Quốc
- C. Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc
- D. Lien minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc
Câu 15: Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội là
- A. Công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
- B. Nông dân, trí thức tư sản,địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
- C. Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, đại biểu công nông
- D. Công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
Câu 16: Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?
- A. Đánh đổ Mãn Thanh
- B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc
- C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc
- D. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày
Câu 17: Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phá triển theo con đường nào?
- A. Đấu tranh bạo động
- B. Cách mạng vô sản
- C. Đấu tranh ôn hòa
- D. Dân chủ tư sản
Câu 18: Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là
- A. Đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo
- B. Thành lập Trung Hoa Dân quốc
- C. Công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân
- D. Buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí
Câu 19: Kết quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:
- A. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.
- B. thành lập Trung Hoa Dân quốc.
- C. công nhận quyền bình đẳng và quyền dân chủ của mọi công dân.
- D. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 20: Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:
- A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
- B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- C. cách mạng vô sản.
- D. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.
Câu 21: Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:
- A. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.
- B. cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hoà.
- C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
- D. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
Câu 22: Điểm nào dưới đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
- A. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
- B. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- C. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
- D. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 3: Trung Quốc (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (P1) Trắc nghiệm sử 11 bài 17
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)
- Trắc nghiệm phần một chương III: Thành tựu văn hóa thời cận đại (có đáp án)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm phần hai chương III: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (có đáp án)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P3)