Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Ở các chương trước, chúng ta đã lần lượt tìm hiểu về cách mạng tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921 -1941),về các nước tư bản chủ nghĩa và tình hình các nước Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939). Tất thảy các sự kiện chúng ta đã tìm hiểu đều có mối liên quan mật thiết với sự kiện lớn mà chúng ta sẽ học trong bài học: “cuộc chiến tranh thế giới thứ II (1939 -1945)” lịch sử lớp 11.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Con đường dẫn đến chiến tranh
1. Các nước phát xít đẩy mạnh chính sách xâm lược (1931-1937)
- Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít.
- 1931-1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược.
- Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
- Italia xâm lược Ê -ti-ôpia (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban nha (1936-1939).
- Đức công khai xoá bỏ hoà ước Véc xai, âm mưu thành lập một nước "Đại Đức" ở châu Âu...
- Thái độ của các nước lớn:
- Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Mỹ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.
2. Từ hội nghị Muy -ních đến chiến tranh thế giới:
a. Hội nghị Muy ních:
- Hoàn cảnh triệu tập:
- 3/1938, Đức thôn tính áo. Sau đó, Hít le gây ra vụ xuy -đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.
- Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược.
- Anh -Pháp tiếp tục thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức
=>Do đó, 29/9/1938, Hội nghị Muy nich được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, I- ta – li – a.
- Nội dung: Anh-Pháp ký hiệp định trao vùng xuy -đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.
- ý nghĩa:
- Hội nghị Muy nich là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mỹ -Anh -Pháp.
- Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh -Pháp -Mỹ và Đức -Italia -Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô.
b. Sau khi hội nghị Muy nich:
- Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (03/1939)
- Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.
- 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô "hiệp ước Xô-Đức không xâm lược nhau"
=> Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy nich, thực hiện mưu đồ thôn tính Châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.
II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941)
Thời gian | Chiến sự | Kết quả |
Từ 01/9/1939 đến ngày 29/9/1939 | Đức tấn công Ba Lan | Ba Lan bị Đức thôn tính. |
Từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1940. | “Chiến tranh kì quặc” | Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng. |
Từ tháng 4/1940 đến tháng 9/1940 | Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu. | -Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Luc -xăm -Bua bị Đức thôn tính. Pháp đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được. |
Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941. | Đức tấn công Đông và Nam Âu | Rlumani, Hunggari, Bungari, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính. |
III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942)
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô.Chiến sự ở Bắc Phi
- Mặt trận Xô-Đức:
- Ngày 22/6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô theo kế hoạch đã định.
- Thời gian đầu nhờ có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến nên quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
- 12/1941, Hồng quân Liên Xô phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ra khỏi cửa ngõ Matxcơva, làm phá sản kế hoạch "chiến tranh chớp nhoáng của Đức".
- Cuối năm 1942 Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam nhằm chiếm Xtalingrat, song không thể chiếm thành phố này.
- Mặt trận Bắc Phi-9/1940, quân đội Italia tấn công Ai cập.
- 10/1942, liên quân Mỹ -Anh giành thắng lợi lớn trong trận En-Alamen (Ai cập) và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận.
2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ
- 7/12/1941, quân Nhật bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng. Bị thất bại nặng nề, Mỹ tuyên chiến với Đức-Italia -Nhật Bản. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.
- Từ 12/1941-5/1942, Nhật Bản mở một loạt cuộc tấn công và chiếm được một vùng rộng lớn ở Đông á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành.
- Nguyên nhân:
- Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.
- Việc Liên Xô tha chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mỹ -Anh thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.
- Sự thành lập: 01/1/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mỹ, Anh) ra Tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.
- ý nghĩa: Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho tính chất của CTTG II thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.
IV. Quân đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc (từ tháng 11/1942 đến tháng 9/1945)
1. Quân đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944).
- ở mặt trận Xô-Đức:
- Từ 11/1942 đến 2/1943, Hồng quân Liên Xô phản công, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ gồm 33 vạn người của phát xít Đức ở Xtalingrat.
- ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới, buộc quân Đức phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự, mở ra thời kỳ Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tổng tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
- Cuối tháng 8/1943, Hồng quân bẻ gãy cuộc phản công của Đức tại vòng cung Cuôcxcơ, đánh tan 50 vạn quân Đức.
- 6/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.
- ở mặt trận Bắc phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mỹ -Anh phản công quét sạch quân Đức-Italia khỏi Châu phi. Chiến sự ở Châu phi chấm dứt.
- ở Italia: 7/1943 đến 5/1945, liên quân Mỹ -Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.
- ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943) Mỹ chuyển sang phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
2. Phát xít Đức bị tiêu diệt, Nhật Bản đầu hàng, chiến tranh kết thúc
a. Phát xít Đức bị tiêu diệt
- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía Đông.
- Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Ianta gồm 3 nước Liên Xô, Mỹ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
- Năm 1944, Mỹ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu và bắt đầu mở cuộc tấn công quân Đức ở mặt trận phía Tây từ tháng 2/1945.
- Ngày 16/4 đến 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đánh bại hơn 1 triệu quân Đức tại Beclin. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt.
- Tháng 9/1945, nước Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu âu.
b. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc
- Từ năm 1944, Mỹ-Anh triển khai tấn công quân Nhật ở Miến Diện, Philipin, các đảo ở Thái Bình Dương.
- Mỹ tăng cường đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân. Ngày 6/8/1945 và 9/8/1945 Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagaxaki giết hại hàng vạn người.
- Ngày 8 thàng 8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu.
- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện .Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc.
V. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
- Chủ nghĩa phát xít Đức -Italia -Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong đó, 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Gây hậu quả và tổn thẩn nặngnễ nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ đô la.
- Ý nghĩa: CTTG II kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 91 – sgk lịch sử 11
Các nước phát xít trong giai đoạn 1931 – 1937 đã có những hoạt động xâm lược nào?
Câu 2: Trang 92 – sgk lịch sử 11
Theo em, sự kiện Muy-ních còn được nhìn nhận, đánh giá như thế nào?
Câu 3: Trang 94 – sgk lịch sử 11
Sử dụng lược đồ (trang 94) để trình bày việc phát xít Đức mở đầu việc xâm chiếm Châu Âu như thế nào?
Câu 4: Trang 94 – sgk lịch sử 11
Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 5: Trang 94 – sgk lịch sử 11
Lập niên biểu về quá trình xâm chiếm Châu Âu của phát xít Đức (từ tháng 9 – 1939 đến tháng 6 – 1941)?
Câu 6: Trang 95 – sgk lịch sử 11
Cuộc tấn công của Phát xít Đức vào lãnh thổ Liên Xô diễn ra như thế nào?
Câu 7: Trang 97 – sgk lịch sử 11
Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như thế nào?
Câu 8: Trang 97 – sgk lịch sử 11
Khối đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào?
Câu 9: Trang 99 – sgk lịch sử 11
Nêu những sự kiện chính về cuộc phản công của quân Đồng minh trên các mặt trận?
Câu 10: Trang 101 – sgk lịch sử 11
Quân đội Nhật bị đánh bại như thế nào?
Câu 11: Trang 101 – sgk lịch sử 11
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc như thế nào?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 101 – sgk lịch sử 11
Phát xít Đức đã bị tiêu diệt như thế nào?
Câu 2: Trang 101 – sgk lịch sử 11
Trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đã có vai trò như thế nào?
Câu 3: Trang 101 – sgk lịch sử 11
Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay?
=> Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (P2)