Trắc nghiệm phần hai chương III: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (có đáp án)

  • 1 Đánh giá

Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. KhoaHoc đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm phần hai chương III: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới sgk lịch sử 11. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này có đa dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Ý nào không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?

A.ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

B.ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

C.học sinh, sinh viên Trung Quốc bị phân biệt đối xử

D.chính phủ Trung Quốc làm tay sai cho các nước đế quốc

Câu 2. Phong trào Ngũ tứ đã giương cao khẩu hiệu:

A. “Trung Quốc bất khả xâm phạm”..

B. “ Đã đảo đế quốc xâm lược”.

C. “Trung Quốc của người Trung Quốc”.

D. “Trung Quốc độc lập muôn năm”.

Câu 3. mục đích của phong trào Ngũ tứ là

A.lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh

B.Phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc

C.Đánh đuổi các nước đế quốc

D.Cải cách đất nước Trung Quốc

Câu 4. Điểm mới của phong trào Ngũ tứ là

A.Thu hút đông đảo quần chúng tham gia

B.Xác định đúng kẻ thù dân tộc: đế quốc và phong kiến

C.Làm suy yếu chính quyền Mãn Thanh

D.Do học sinh, sinh viên lãnh đạo

Câu 5. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc như thế nào?

A.Từ cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc

B.Từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

C.Từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản

D.Từ cuộc đấu tranh chống phong kiến sang đấu tranh chống đế quốc

Câu 6. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc là

A.Giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị

B.Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Trung Quốc

C.Phong trào Ngũ tứ

D.Đảng Cộng sản ra đời

Câu 7. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến Ấn Độ?

A.Chính quyền thực dân Anh tuên bố Ấn Độ là một bên tham chiến

B.Thực dân Anh tăng cường bóc lột

C.Thực dân Anh ban hành những đạo luật phản động

D.Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ ngày càng căng thẳng

Câu 8. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển?

A.Thực dân Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực, tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động

B.Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ

C.Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc

D.Phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng

Câu 9. Sự phát triển của phong trào công nhân Ấn Độ đã đưa đến kết quả gì?

A.Giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt

B.Đảng Cộng sản được thành lập (12 – 1925)

C.Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh

D.Phong trào đấu tranh ở Ấn Độ đã kết thành một làn song

Câu 10. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12 – 1925 có ý nghĩa gì?

A.Góp phần thúc đẩy làn song đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ

B.Làm bùng lên làn song đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ

C.Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

D.Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh bùng nổ khắp Ấn Độ

Câu 11. Để chống lại chiến dịch bất hợp tác của Đảng quốc đại, thực dân Anh đã thực hiện biện pháp nào để chia rẽ hàng ngũ cách mạng?

A.Chia để trị B.Mua chuộc

C.Khủng bố D.Nhượng bộ

Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước phương Tây đã thay đổi chính sách đối với các nước thuộc địa ở Đông Nam Á như thế nào?

A.Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa

B.Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội

C.Hợp tác, giao lưu thúc đẩy kinh tế đối ngoại

D.Vơ vét khoáng sản đưa về chính quốc

Câu 13. Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A.Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế

B.Bị chính quyền thực dân khống chế

C.Có nước giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định

D.Chính quyền thực dân có nguy cơ sụp đổ trước sức tiến công mạnh mẽ của phong trào cách mạng

Câu 14. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào?

A.Diễn ra ở ba nước Đông Dương

B.Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á

C.Diễn ra ở chỉ nơi nào có chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo

D.Diễn ra chỉ ở nơi nào có Đảng Cộng sản lãnh đạo

Câu 15. Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A.Mục tiêu giành độc lập được đặt ra rõ rang

B.Có sự liên kết với các phong trào khác trong cả nước

C.Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi

D.Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú

Câu 16. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

A.Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dung tiếng mẹ đẻ trong nhà trường

B.Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ

C.Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến

D.Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc

Câu 17. Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương trong giai đoạn 1918 – 1939 được thể hiện ở sự kiện nào?

A. Sự ra đời của Đảng CS Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

B. Một số cơ sở bí mật đầu tiên của Đảng được thành lập ở 3 nước Đông Dương.

C. Sự ra đời của Đảng CSVN ( từ 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương).

D. Cuộc vận động dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo nhân dân Đông Dương.

Câu 18. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra dưới hình thức?

A. Bất hợp tác B.Sôi nổi, quyết liệt

C.Bí mật D.Hợp pháp

Câu 19. Sự kiện có tính bước ngoặt, mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương đầu thập niên 30 của thế kỉ XX là

A.Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) ở Việt Nam

B.Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương)

C.Phong trào cách mạng dâng cao thành làn sóng mạnh mẽ ở cả ba nước Đông Dương do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)

D.Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng ở Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 20. Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia?

A.Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển

B.Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước.

C.Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ.

D.Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân.

Câu 21. Sau CTTG I, trước sự chèn ép của các nước đế quốc, giai cấp nào ở khu vực Đông Nam Á đã hăng hái đứng ra lập đảng phái, tổ chức chính trị đấu tranh?

A. Tư sản dân tộc. B. Tư sản.

C. Nông dân. D. Công nhân.

Câu 22. Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập

A.Mặt trận Dân chủ Đông Dương

B.Mặt trận Dân tộc Đông Dương

C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương

D.Mặt trận Đoàn kết Đông Dương

Câu 23. Đảng Cộng sản nước nào được thành lập đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đảng CS Việt Nam. B. Đảng CS Phi-lip-pin.

C. Đảng CS Mã Lai. D. Đảng CS In-đô-nê-xi-a.

Câu 24. Trong những năm 1929-1933 sự kiện nào là tiêu biểu cho phong trào chống Pháp ở Đông Dương?

A. Cuộc khởi nghĩa của người Mèo ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.

B. Đảng cộng sản Đông Dương thành lập.

C. Phong trào cách mạng 1930-1931.

D. Phong trào chống thuế ở Công-pông-chơ-năng.

Câu 25. Đảng Cộng sản ở các nước Đông Nam Á thành lập chịu ảnh hưởng bởi cơ sở lí luận nào?

A. Cách mạng tháng Mười.

B. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

C. Chủ nghĩa xã hội khoa học.

D. Phong trào công nhân.

Câu 26. Vì sao trong những năm 20 của thế kỉ XX chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền bá vào Đông Dương?

A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và tác động.

B. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản không ngừng diễn ra.

C. Chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành.

D. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.

Câu 27. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Chỉ có xu hướng tư sản phát triển manh.

B. Tồn tại và phát triển song song hai xu hướng tư sản và vô sản.

C. Chỉ có xu hướng vô sản.

D. Chỉ có xu hướng cải cách.

Câu 28. Đâu là nguyên nhân thất bại của phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?

A. Còn tự phát, phân tán, chưa có một tổ chức, lãnh đạo chưa đủ khả năng.

B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.

C. Nội bộ những ngừoi lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.

D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Cam-pu-chia và Lào.

Đáp án tham khảo

1 - C

2 - C

3 - B

4 - B

5 - B

6 - D

7 - A

8 - A

9 - B

10 - A

11 - B

12 - A

13 - B

14 - B

15 - B

16 - A

17 - A

18 - B

19 - B

20 - C

21 - A

22 - A

23 - D

24 - C

25 - A

26 - A

27 - B

28 - A


  • 46 lượt xem