Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 25: Sơ lược lịch sử Việt Nam 1858 - 1918 (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 25: Sơ lược lịch sử Việt Nam 1858 - 1918 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trước nguy cơ xâm lược từ tư bản phương Tây, yêu cầu lịch sử đặt ra là gì?
- A. Cải cách – duy tân đất nước để tự cường, cải thiện đời sống nhân dân
- B. Tăng cường liên kết với các nước trong kv để tăng tiềm lực
- C. “Đóng cửa” không giao thương với phương Tây để tránh những tác động tiêu cực
- D. Thực hiện chính sách “cấm đạo” triệt để
Câu 2: Tại sao sau gần 40 năm (1858 – 1896), thực dân Pháp mới thiết lập được nền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam?
- A. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược
- B. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng ở Trung Quốc với các đế quốc khác
- C. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta
- D. Sự cản trở quyết liệt của triều đình Mãn Thanh
Câu 3: Sự kiện mở màn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp vào Việt Nam là gì?
- A. Ngày 9-1-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng
- B. Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Anh nô súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng
- C. Ngày 9-1-1858, liên quân Pháp - Bồ Đào Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng
- D. Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.
Câu 4: Sau khi bị sa lầy ở Đà Nẵng, Pháp mở cuộc tấn công ở địa phương nào của nước ta?
- A. Kéo vào Gia Định.
- B. Đánh ra miền Bắc.
- C. Đánh ra Kinh thành Huế.
- D. Đánh chiếm Hà Nội
Câu 5: Một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì những năm cuối thế kỉ XIX là
- A. Phong trào Cần vương
- B. Phong trào “tị địa”
- C. Phong trào cải cách – duy tân đất nước
- D. Phong trào nông dân Yên Thế
Câu 6: Trong phong trào Cân vương chống Pháp cuối thể kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có quy mô lớn nhất?
- A. Khởi nghĩa Yên Thế.
- B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
- C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
- D. Khởi nghĩa Hương Khê.
Câu 7: Sự kiện liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công ở cửa biển Đà Nẵng (1858) chứng tỏ điều gì?
- A. Quan hệ giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp chấm dứt
- B. Pháp chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
- C. Là hoạt động dọn đường, chuẩn bị cho cuộc xâm lược Việt Nam của quân Pháp
- D. Nhà Nguyễn sẽ thất bại trước cuộc xâm lược của quân Pháp
Câu 8: Nhà Nguyễn được thành lập vào năm nào?
- A. 1801
- B. 1802.
- C. 1803.
- D. 1804.
Câu 9: Ai là người khởi xướng phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam theo hướng bạo động?
- A. Phan Bội Châu.
- B. Phan Châu Trinh.
- C. Nguyễn Ái Quốc.
- D. Lương Văn Can
Câu 10: Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu
- A. Triều đình nhà Nguyễn bước đầu đầu hàng thực dân Pháp
- B. Mộ phần nước ta bị bán cho thực dân Pháp
- C. Lần cuối cùng triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp
- D. Sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp, kế thúc sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập
Câu 11: Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, ai là người đầu tiên củng cố chế độ phong kiến tập quyền ở Việt Nam?
- A. Gia Long.
- B. Minh Mạng.
- C. Thiệu Trị.
- D. Tự Đức.
Câu 12: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam cuối thể kỉ XIX là:
- A. khởi nghĩa Hương Khê.
- B. khởi nghĩa Yên Thế.
- C. khởi nghĩa Ba Đình.
- D. khởi nghĩa Bãi Sậy.
Câu 13: Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX mang tính chất
- A. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến
- B. Xã hội thuộc địa
- C. Xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến
- D. Xã hội tư bản chủ nghĩa
Câu 14: Để nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển, yêu cầu đặt ra là gì?
- A. Thống nhất đất nước, thống nhất thị trường dân tộc
- B. Du nhập quan hệ sản xuất tư bản vào Việt Nam
- C. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời
- D. Thay đổi kĩ thuật canh tác đã lạc hậu
Câu 15: Nguyên nhân cơ bản làm cho nước ta trở thành thuộc địa của pháp là:
- A. tương quan lực lượng chênh lệch.
- B. nhân dân chưa sẵn sàng chống Pháp.
- C. thái độ và trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất nước ta.
- D. Pháp thi hành chính sách mua chuộc các thủ lĩnh phong trào.
Câu 16: Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tiểu nông của Việt Nam bị cản trở phát triển vì
- A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa hình thành
- B. Gặp phải trở lực lớn là chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời
- C. Tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún của đa số nông dân Việt Nam
- D. Kĩ thuật canh tác quá lạc hậu
Câu 17: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần vương?
- A. khởi nghĩa Hương Khê.
- B. khởi nghĩa Yên Thế.
- C. khởi nghĩa Ba Đình.
- D. khởi nghĩa Bãi Sậy.
Câu 18: Sự thất bại của phong trào yêu nước, chống Pháp cuối thế kỉ - đầu thế kỉ XX, đặt ra cho lịch sử Việt Nam vấn đề cấp bách gì?
- A. Phải đoàn kết toàn dân đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
- B. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp.
- C. Phải kêu gọi sự ủng hộ của các lực lượng quốc tế.
- D. Phải có một tổ chức tiên tiến với đường lối đúng đắn lãnh đạo.
Câu 19: Lực lượng có vai trò tiên phong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là
- A. Văn thân, sĩ phu yêu nước
- B. Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ
- C. Công nhân
- D. Tư sản và tiểu tư sản
=> Kiến thức Giải bài 25 lịch sử 11: Sơ kết lịch sử Việt Nam 1858 – 1918
Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 25: Sơ lược lịch sử Việt Nam 1858 - 1918 (P2)