Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản nước Đức ra ngoài vòng pháp luật sau sự kiện nào?

  • A. Hítle lên nắm quyền
  • B. Nhà quốc hội Đức bị đốt cháy
  • C. Tổng thống Hinđenbua mất
  • D. Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ

Câu 2: Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

  • A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
  • B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
  • C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản
  • D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Câu 3: Trong Chính sách kinh tế mới, ngành kinh tế nào ở Nga chưa được chú trọng thực hiện cải cách

  • A. Công nghiệp
  • B. Nông nghiệp
  • C. Du lịch
  • D. Thương nghiệp và tiền tệ

Câu 4: Để phục hồi và phát triển nền kinh tế, Chính phủ Rudơven đã thông qua một số đạo luật, ngoại trừ

  • A. Đạo luật về ngân hàng
  • B. Đạo luật phục hưng công nghiệp
  • C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp
  • D. Đạo luật phát triển du lịch- dịch vụ

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra tại

  • A. Kim Điền (Quảng Tây)
  • B. Dương Tử (Quảng Đông)
  • C. Mãn Châu ( vùng Đông Bắc)
  • D. Nam Kinh (Quảng Đông)

Câu 6: Người có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng của thế giới là

  • A. Mooda (1756 – 1791)
  • B. Béttôven (1770 – 1827)
  • C. Traicốpxki (1840- 1893)
  • D. Bach (1685 – 1750)

Câu 7: Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX – “đã tiến sá tới một cuộc cách mạng”?

  • A. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng.
  • B. Chính phủ Nga hoàng bất lực không còn thống trị như cũ được nữa.
  • C. Đời sống của công dân, nông dân và hơn 100 dân tộc Nga cùng cực.
  • D. Nga hoàng tiến hành cải cách kinh tế để giải quyết những khó khăn của đất nước.

Câu 8: Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình tại Ấn Độ, thực dân Anh đã thực hiện thủ đoạn

  • A. Dung dưỡng giai cấp tư sản Ấn Độ
  • B. Loại bỏ các thế lực chống đối
  • C. Câu kết với các chúa phong kiến Ấn Độ
  • D. Chia để trị

Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi?

  • A. Lục địa châu Phi rộng lớn, giàu tài nguyên.
  • B. Trình độ phát triển chung của châu Phi thấp, chưa biết sử dụng đồ sắt.
  • C. Các nước tư bản phương Tây cạnh tranh gay gắt để tìm thị trường.
  • D. Dân cư sinh sống ở châu Phi thưa thớt, trình độ dân chí thấp.

Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản gây ra?

  • A. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém.
  • B. Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người.
  • C. Đời sống của các tầng lớp lao động khốn đốn.
  • D. Mâu thuẫn xã hội vẫn được kiểm soát bằng những chính sách quân phiệt của Nhà nước.

Câu 11: Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1884?

  • A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng.
  • B. Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp.
  • C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước.
  • D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam.

Câu 12: Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn ự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền vào thời gian nào?

  • A. Giữa thế kỉ XIX
  • B. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
  • C. Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
  • D. Đầu thế kỉ XX

Câu 13: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

  • A. Chế độ Mạc phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.
  • B. Xã hội phong kiến Nhậ Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
  • C. Các nước tư bản phương Tây được tư do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản.
  • D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.

Câu 14: Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản
  • B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao
  • C. Hệ thống thuộc địa không đồng đều
  • D. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây

Câu 15: Hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ đều thực hiện nhiệm vụ

  • A. Bảo vệ những người nghèo khổ
  • B. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động
  • C. Đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột
  • D. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội

Câu 16: Việc làm nào của giai cấp tư sản và tầng lớp trí hức Ấn Độ cho thấy vai trò quan trọng của họ trong đời sống xã hội từ giữa hế kỉ XIX?

  • A. Thành lập xưởng đóng tàu và làm đại lí vận tải cho hãng tàu của Anh.
  • B. Mở xí nghiệp dệt và làm đại lí cho các hãng buôn của Anh.
  • C. Xây dựng các khu công nghiệp quy mô của người Ấn.
  • D. Đầu tư khai hác mỏ, cạnh tranh với tư sản Anh.

Câu 17: Thực chất của Chính sách kinh tế mới là

  • A. Nhà nước nắm độc quyền mọi mặt và quản lí các ngành kinh tế.
  • B. Coi trọng, bảo vệ quyền lợi, giúp đỡ để các tập đoàn tư bản lớn phục hồi và phát triển sản xuất.
  • C. Kịp thời chuyển đổi, quy hoạch lại các nhà máy, xí nghiệp nhỏ để tập trung cho sản xuất lớn.
  • D. Chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền mọi mặt sang nền kinh tế nhiều hành phần có sự kiểm soát của nhà nước.

Câu 18: Thực dân phương Tây đã thống trị các nước Mĩ Latinh từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII là

  • A. Pháp, Bồ Đào Nha
  • B. Anh, Tây Ban Nha
  • C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
  • D. Đức, Hà Lan

Câu 19: Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhậ Bản năm 1868 là

  • A. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân
  • B. Thực hiện chính sách hòa hợp giữa các dân tộc
  • C. Thủ tiêu hoàn toàn chế độ người bóc lột người
  • D. Xác định vai trò làm chủ của nhân dân lao động

Câu 20: Cơ sở dẫn tới sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là

  • A. Lí luận của chủ nghĩa Mác
  • B. Vai trò to lớn của Mác và Ăngghen
  • C. Thực tiến phong trào đấu tranh của công nhân
  • D. Sự phát triển phong trào đấy tranh của giai cấp vô sản

Câu 21: Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

  • A. Khẳng định vai trò quan lại, sĩ phu tiến bộ.
  • B. Đưa Trung Quốc phát triển thành một cường quốc ở Châu Á.
  • C. Thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân.
  • D. Đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các nước đế quốc xâu xé.

Câu 22: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là

  • A. Biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
  • B. Tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
  • C. Bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
  • D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Câu 23: Ý nào không phản ánh đúng chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?

  • A. Ra sức vơ vé lương thực, nguyên liệu cho chính quốc
  • B. Đầu tư vốn phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
  • C. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô
  • D. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận

Câu 24: Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức trong giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Quân Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho quân Anh sang tiếp viện.
  • B. Quân Pháp phản công giành thắng lợi trên song Máchủ nghĩaơ, quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu.
  • C. Quân Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông, cùng quân Áo – Hung tấn công Nga quyết liệt.
  • D. Quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga.

Câu 25: “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì

  • A. Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau.
  • B. Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế.
  • C. Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng.
  • D. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi.

Câu 26: Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế của nước Nhật là chế độ nào?

  • A. Dân chủ cộng hòa
  • B. Dân chủ đại nghị
  • C. Cộng hòa tư sản
  • D. Quân chủ lập hiến

Câu 27: Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở nước Đức tháng 7 – 1933?

  • A. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ.
  • B. Hítle thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành các ngành kinh tế.
  • C. Đảng Cộng sản Đức phải ngừng hoạt động.
  • D. Hiến pháp Vaima chính thức bị hủy bỏ.

Câu 28: Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa của Pucômbô bao gồm

  • A. Người Khơme, Chăm, Xtiêng, Kinh
  • B. Người Khơme, Chăm, Êđê, Kinh
  • C. Người Khơme, Chăm, Xtiêng, Bana
  • D. Người Khơme, Chăm, Xơđăng, Chứt

Câu 29: Chính sách mới đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ

  • A. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
  • B. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế.
  • C. Tình trạng phân biệt đối xử với người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực sự.
  • D. Khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới.

Câu 30: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn nhằm mục tiêu

  • A. tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh
  • B. tấn công trụ sở của chính quyền phong kiến Mãn Thanh
  • C. tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc
  • D. đánh đuổi đế quốc khỏi đất nước Trung Quốc

Câu 31: Chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX chính là biểu hiện của

  • A. Sự nô dịch văn hóa
  • B. Chủ nghĩa thực dân cũ
  • C. Sự đồng hóa dân tộc
  • D. Chủ nghĩa thực dân mới

Câu 32: Nơi tụ hội nhiều nhà văn hóa lớn của thế giới cuối thế kỉ XIX- đầu thế kí XX là

  • A. Xanh pêtécbua (Nga)
  • B. Luân Đôn (Anh)
  • C. Pari (Pháp)
  • D. Mađơrít (Tây Ban Nha)

Câu 33: Việc tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan(1874), Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), chiến tranh Nga – Nhật ( 1904 – 1905) đã chứng tỏ

  • A. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  • B. Nhật Bản đủ sức cạnh tranh với các cường quốc lớn
  • C. Cải cách Minh Trị giành thắng lợi hoàn toàn
  • D. Thiên hoàng Minh Trị là một vị tướng cầm quân giỏi

Câu 34: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga

  • A. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
  • B. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc Nga khỏi ách áp bức bóc lột.
  • C. Đưa người lao động trở thành người làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
  • D. Đưa đến sự thành lập Liên bang Xô viết (Liên Xô).

Câu 35: Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì

  • A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
  • B. Thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn.
  • C. Tiến hành cải cách để phát triển nguồn lực đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
  • D. Chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp.

Câu 36: Ý nào không phản ánh đúng đường lối đối ngoại của Liên Xô rong những năm 1921- 1941?

  • A. Thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn.
  • B. Kiên trì, bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
  • C. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế của các nước đế quốc.
  • D. Từng bước phá vỡ chính sách cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc.

Câu 37: Sự kiện nào được nhân dân Ấn Độ coi là ngày “quốc tang”?

  • A. Tilắc bị bắt
  • B. Đảng Quốc đai tan rã
  • C. Khởi nghĩa Bombay thất bại
  • D. Đạo luật chia cắt Benga bắt đầu có hiệu lực

Câu 38: Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh hế giới thứ nhất vì

  • A. Chưa đủ tiềm lực để tham chiến
  • B. Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe
  • C. Không muốn “hi sinh” một cách vô ích
  • D. Sợ quân Đức tấn công

Câu 39: Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là

  • A. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp
  • B. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu
  • C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động
  • D. Một cuộc chiến tranh thế giới mới

Câu 40: Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc là

  • A. Trung Quốc Đồng minh hội
  • B. Trung Quốc Quang phục hội
  • C. Trung Quốc Nghĩa đoàn hội
  • D. Trung Quốc Liên minh hội
Xem đáp án
  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021