Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P1)

  • 2 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chủ trương cứu nước của cụ Phan Bội Châu là

  • A. chống Pháp và phong kiến.
  • B. dùng bạo lực giành độc lập.
  • C. dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa.
  • D. cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đố phog kiến

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?

  • A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn.
  • B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh đạo phong trào.
  • D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu.

Câu 3: Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương trong giai đoạn 1918 – 1939 được thể hiện ở sự kiện nào?

  • A. Sự ra đời của Đảng CS Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
  • B. Một số cơ sở bí mật đầu tiên của Đảng được thành lập ở 3 nước Đông Dương.
  • C. Sự ra đời của Đảng CSVN (từ 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương).
  • D. Cuộc vận động dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo nhân dân Đông Dương.

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?

  • A. Khởi nghĩa Hương Khê.
  • B. Khởi nghĩa Ba Đình.
  • C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
  • D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 5: Sự kiện nào trong nửa đầu thập niên 30 (1930-1935) đã đánh dấu phong trào cách mạng Lào và Cam-pu-chia chuyển sang một thời kì mới ?

  • A. Chính quyền Xô viết được thành lập ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
  • B. Đảng nhân dân Cách mạng Lào thành lập.
  • C. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.
  • D. Đảng nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia thành lập

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không thuộc giai đoạn thứ hai của phong trào Cần Vương?

  • A. Phong trào phát triển theo chiều rộng.
  • B. Đặt dưới sự lãnh đạo của văn than, sĩ phu.
  • C. Quy tụ thành các trung tâm lớn, hoạt động ở vùng trung du và miền núi.
  • D. Thu hút nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia.

Câu 7: Tháng 7/1921, ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

  • A. Cuộc chiến tranh Bắc phạt bùng nổ.
  • B. Cuộc nội chiến Quốc-Cộng nổ ra.
  • C. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.
  • D. Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Trung Quốc.

Câu 8: Trong những năm diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất, toàn quyền Đông Dương tuyên bố điều gì trên lĩnh vực kinh tế Việt Nam?

  • A. Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp hết ruộng đất cho địa chủ người Pháp.
  • B. Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng góp sức người, sức của cho “nước mẹ tham chiến”.
  • C. Việt Nam phải chi phí cho chiến trường nước Pháp trong lúc có chiến tranh.
  • D. Việt Nam được Pháp đầu tư phát triển kinh tế.

Câu 9: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Đà Nẵng là

  • A. thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
  • B. chiếm Đà Nẵng để lập một tô giới riêng của Pháp.
  • C. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế.
  • D. biến Đà Nẵng thành thị trường độc chiếm của Pháp.

Câu 10: Vì sao trong chiến tranh thế giới thứ nhất sức sản xuất của nông dân ở nông thôn Việt Nam bị giảm sút?

  • A. Do Pháp bốc lột nặng nề, nạn đói thường xuyên xảy ra.
  • B. Nông dân bị đói khổ, không còn sức sản xuất.
  • C. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
  • D. Pháp bắt nông dân đi lính đánh thuê cho Pháp.

Câu 11: Tôn Thất Thuyết đã thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương lần nhất tại đâu?

  • A. Kinh thành Huế
  • B. Tân Sở (Quảng Trị)
  • C. Quảng Bình
  • D. Vụ Quang (Hà Tĩnh)

Câu 12: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu cho liên minh chống Pháp của hai nước Việt- Lào?

  • A. Khởi nghĩa Ông Kẹo và Com- ma- đam.
  • B. Khởi nghĩa của Châu Pa- chay.
  • C. Khởi nghĩa của nông dân Rô-lê-phan.
  • D. Khởi nghĩa ở Bô- lô –ven.

Câu 13: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?

  • A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
  • B. Do Pháp bị đánh chặn ở Thanh Hóa.
  • C. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
  • D. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai.

Câu 14: Căn cứ Bãi Sậy thuộc tỉnh

  • A. Hưng Yên.
  • C. Nam Định.
  • B. Thanh Hóa.
  • D. Sơn Tây.

Câu 15: Nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp trong hoàn cảnh nào ?

  • A. Phong trào kháng chiến của ta dâng cao, quân giặc bối rối.
  • B. Pháp đã chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì.
  • C. Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh.
  • D. Quân dân ta đã giành chiến thắng Cầu Giấy lần thư nhất.

Câu 16: Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

  • A. Có lãnh đạo tài giỏi, đúc được súng trường theo kiểu của Pháp, gây cho Pháp những tổn thất nặng nề.
  • B. Có lãnh đạo tài giỏi, lực lượng tham gia đông đảo.
  • C. Có căn cứ rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo.
  • D. Gây cho Pháp những tổn thất nặng nề.

Câu 17: Dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam hình thành các lực lượng mới nào?

  • A. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản.
  • B. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản.
  • C. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
  • D. Nông nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 18: Phong trào Ngũ Tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống lại thế lực nào ở Trung Quốc?

  • A. Đế quốc và tư sản mại bản.
  • B. Đế quốc và phong kiến.
  • C. Đế quốc và bọn phản cách mạng.
  • D. Tư sản và phong kiến.

Câu 19: Điểm khác nhau cơ bản giữa khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần Vương là

  • A. thời gian bùng nổ.
  • B. lực lượng tham gia.
  • C. địa bàn đấu tranh.
  • D. mục tiêu đấu tranh.

Câu 20: Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì?

  • A. Khuếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
  • B. Tạo điều kiện cho dân ta đi lại thuận lợi hơn.
  • C. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam phát triển.
  • D. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

Câu 21: Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia

  • A. thuộc địa.
  • B. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài.
  • C. nửa thuộc địa nửa phong kiến.
  • D. phong kiến độc lập, có chủ quyền.

Câu 22: Để nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển, yêu cầu đặt ra là gì?

  • A. Thống nhất đất nước, thống nhất thị trường dân tộc.
  • B. Du nhập quan hệ sản xuất tư bản vào Việt Nam.
  • C. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời.
  • D. Thay đổi kĩ thuật canh tác đã lạc hậu.

Câu 23: Vì sao trong những năm 20 của thế kỉ XX chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền bá vào Đông Dương?

  • A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và tác động.
  • B. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản không ngừng diễn ra.
  • C. Chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành.
  • D. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.

Câu 24: Trận Cầu Giấy năm 1873 (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là

  • A. quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định.
  • B. Gác-ni-ê bị chết tại trận.
  • C. quân Pháp phải rút quân khỏi Miền Bắc.
  • D. quân Pháp bị bao vây, uy hiếp.

Câu 25: Một bộ phận nhỏ của giai cấp địa chủ đã phân hóa theo hướng như thế nào?

  • A. Giàu lên, trở thành tay sai của thực dân Pháp.
  • B. Bị mất ruộng đất, trở thành nông dân làm thuê.
  • C. Nghèo đi, bị đế quốc chèn ép, áp bức.
  • D. Bị phá sản hoàn toàn, trở thành công nhân làm thuê cho chủ tư bản.

Câu 26: Ai là tác giả của câu nói “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” ?

  • A. Nguyễn Trung Trực.
  • B. Nguyễn Tri Phương.
  • C. Trương Định.
  • D. Hoàng Diệu.

Câu 27: Con đường cứu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là

  • A. cứu nước theo tư tưởng phong kiến.
  • B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
  • C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
  • D. cách mạng vô sản.

Câu 28: Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?

  • A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2.
  • B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.
  • C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
  • D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.

Câu 29: Ngày 17/2/1859 diễn ra sự kiện nào sau đây ?

  • A. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.
  • B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.
  • C. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.
  • D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 30: Ý nào không đúng với nội dung của khởi nghĩa Hương Khê?

  • A. Có lãnh đạo tài giỏi.
  • B. Có nhiều trận đánh nổi tiếng.
  • C. Có căn cứ địa vững chắc.
  • D. Có vũ khí tối tân.

Câu 31: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam như thế nào?

  • A. Bị Pháp chèn ép nên không phát triển được.
  • B. Có điều kiện để phát triển kinh tế và tăng nhanh về số lượng.
  • C. Bị phá sản vì không cạnh trạnh nổi với tư sản mại bản.
  • D. Bị phong kiến kìm hãm nên không phát triển.

Câu 32: Tính chất của phong trào Cần vương là

  • A. giúp vua cứu nước.
  • B. yêu nước, chống Pháp trên lập trường phong kiến.
  • C. giúp vua bảo vệ đất nước.
  • D. chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng.

Câu 33: Trong những năm 1929-1933 sự kiện nào là tiêu biểu cho phong trào chống Pháp ở Đông Dương?

  • A. Cuộc khởi nghĩa của người Mèo ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam
  • B. Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.
  • C. Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931
  • D. Phong trào chống thuế ở Công-pông-chơ-năng

Câu 34: Phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì chịu ảnh hưởng của

  • A. hoạt động dạy học ở Đông Kinh Nghĩa Thục.
  • B. phong trào Duy Tân.
  • C. phong trào Đông Du.
  • D. Duy Tân Hội.

Câu 35: Phong trào Cần vương cuối cùng bị thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây?

  • A. Thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng chống Pháp quá yếu.
  • B. Phong trào bùng nổ trong lúc Pháp đã đặt ách thống trị Việt Nam
  • C. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đúng đắn.
  • D. Phong trào diễn ra trên qui mô còn nhỏ lẻ.

Câu 36: Tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu có điểm gì giống với tư tưởng cứu nước thời phong kiến?

  • A. Cứu nước bằng phương pháp bạo động vũ trang.
  • B. Lãnh đạo phong trào thông qua những hình thức tổ chức phù hợp.
  • C. Giải phóng dân tộc tiến tới thành lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
  • D. Lấy dân làm gốc, ‘dân là dân nước, nước là nước dân’.

Câu 37: Điểm khác biệt về lực lượng lãnh đạo trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của ba nước Đông Dương so với các nước Đông Nam Á từ thập niên 30 của thế kỉ XX trở đi là

  • A. lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc.
  • B. lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất.
  • C. sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị, xã hội.
  • D. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Câu 38: Lực lượng có vai trò tiên phong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là

  • A. Văn thân, sĩ phu yêu nước
  • B. Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ
  • C. Công nhân
  • D. Tư sản và tiểu tư sản

Câu 39: Sau Hiệp ước Hác-măng (1883), thái độ của triều đình đối với phong trào kháng chiến của nhân dân như thế nào?

  • A. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp trong cả nước.
  • B. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung kỳ.
  • C. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam kỳ.
  • D. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ.

Câu 40: Vì sao dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra điều kiện mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới?

  • A. Vì làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.
  • B. Vì làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước.
  • C. Vì đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội.
  • D. Vì đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta.
Xem đáp án
  • 249 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021