Nêu ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và giải thích...
Câu 2: Nêu ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và giải thích tại sao em cho là vi phạm.
Bài làm:
* Ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:
Chị Hoa để xe máy trước cửa hàng rồi đi vào nhà sau lấy ít đồ. Khi đi vào thì xe chị không còn nữa. Nghe mấy người hàng xóm bảo có một người giống anh Nam lấy. Chị liền khẩn cấp báo công an Phường. Công an phường ngay lập tức đến nhà anh Nam để bắt giam.
Trong trường hợp này, việc làm của công an phường đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
* Đó là hành vi vi phạm bởi vì:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có nghĩa là không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Trong trường hợp này, công an phường bắt anh Nam khi mới chỉ có lời khai từ một phía là chị Hoa, và đó cung chỉ là nghi ngờ không có căn cứ chứ không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, cũng không phải trường hợp bắt được quả tang anh Nam đang ăn trộm xe của chị Hoa. Như vậy, đây là hành vi xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy nêu ví dụ chứng minh rằng công dân có quyền sáng tạo và phát triển
- Theo em, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù đối với hai người phạm tội chưa thành niên trong bài đọc thêm có thỏa đáng không? Tại sao?
- Em hãy nêu các đặc trưng của pháp luật. Theo em, nội quy nhà trường, Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
- Việt Nam đã kí kết và tham gia các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như thế nào?
- Tại sao nói, thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân...
- Qua hiểu biết của mình về điều ước quốc tế, theo em, Việt Nam đã và đang góp phần tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người như thế nào?
- Pháp luật là gì? Tại sao cần phải có pháp luật?
- Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- Tại sao nói Việt Nam đã và đang tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới?
- Em hãy nêu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Em hãy dùng kiến thức trong bài để trình bày quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại...?
- “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”. Em hiểu thế nào về quy định này?