Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại
Thế giới ngày này là thế giới của hội nhập và toàn cầu hóa. Trong bối cảnh quốc tế này, nhà nước CHXHCNVN đã và đang thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng các quan hệ hợp tác quốc tế.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phất triển tiến bộ của nhân loại
- Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia
- Pháp luật là cơ sở để xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Pháp luật là cơ sở để hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước
- Pháp luật là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.
2. Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia
a. Khái niệm điều ước quốc tế
- Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thoả thuận kí kết , nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.
b. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia
- Phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ quy định trong mỗi điều ước
- Các quốc gia phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện
- Không thực hiện bị coi như là vi phạm pháp luật quốc tế.
Thực hiện điều ước quố tế bằng cách:
- Ban hành các văn bản pháp luật mới để cụ thể hoá nội dung điều ước quốc tế hoặc sửa đổi , bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước
- Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật.
3. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người,về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
a. Điều ước quốc tế về quyền con người
- Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm.
- Các quyền cơ bản của con người:
- Quyền được sống
- Quyền được tự do cơ bản
- Quyền bình đẳng
- Quyền lao động
- Quyền có cuộc sống ấm no và hạnh phúc…
b. Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia
- Trong quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.
c. Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là xu thế tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia trong thời đại ngày nay.
- Trong bối cảnh chung đó,Việt Nam đã chủ động và nhanh chóng hội nhập,kí kết và tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và thực hiện phân công lao động quốc tế.
Ở khu vực:
- Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của nước ta được bắt đầu kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN
Ở thế giới:
- Nước ta có quan hệ với 167 nước, quan hệ thương mại với 150 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Năm 1996 Việt Nam còn tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)
- Ký kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tế?
Câu 2: Tại sao nói điều ước quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia?
Câu 3: Qua hiểu biết của mình về điều ước quốc tế, theo em, Việt Nam đã và đang góp phần tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người như thế nào?
Câu 4: Tại sao nói Việt Nam đã và đang tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới?
Câu 5: Việt Nam đã kí kết và tham gia các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như thế nào?
Câu 6: Theo em, nếu chỉ kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị mà không có các điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thì có đủ điều kiện để phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay không? Tại sao?
Câu hỏi: Em hãy phân tích những vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại?
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích vai trò của Pháp luật trong lĩnh vực kinh tế đối với sự phát triển của đất nước?
- Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa vợ và chồng? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay?
- Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
- Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của người giải quyết tố cáo?
- Các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng về kinh tế như thế nào? Hãy lấy ví dụ cụ thể?
- Trong các tình huống nêu ở mục 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, vận dụng các tư liệu trong bài, em hãy phân tích các vi phạm của bạn A và vi phạm của bố bạn A. Với các vi phạm của mỗi người, theo em họ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
- Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được pháp luật quy định trong điều bao Luật bao nhiêu của Hiến pháp năm 1992?
- Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp?
- Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?
- Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
- Hãy chứng minh rằng quyền học tập của công dân Việt Nam hiện nay đang được thực hiện tốt.