Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau
Câu 1: trang 51 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau :
Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.
Hoa lan được người phương Đông tôn là "Loài hoa vương giả" (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là "Nữ hoàng của các loài hoa".
Họ lan thường được chia thành hai nhóm : Nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.
Có thể nói trong thế giới của hoa, chưa có loài nào đạt đến sự phong phú tuyệt vời như lan, với những sự biến thái rất đa dạng về rễ, thân, lá và đặc biệt là hoa. Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, màu sắc. Với cánh môi còn lượn như gót hài, cánh hoa trong mảnh và mang hòa sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài Vệ nữ rung rinh, tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.
(Theo Lê Hoàng, Hoa lan Việt Nam, Tạp chí KTC - Tri thức là sức mạnh, số 5, 1997)
Bài làm:
Đây là đoạn trích văn bản thuyết minh được viết nhằm cung cấp những tri thức về hoa lan, một loại hoa được ưa chuộng. Người viết tỏ ra có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam. Tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ... nhờ đó mà lời thuyết minh trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 10 tập 2 bài Lập dàn ý cho bài văn nghị luận trang 89 sgk
- Bài làm văn số 6 lớp 10: Kết hợp thuyết minh Tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
- Nội dung chính bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
- Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại?
- Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau
- Nội dung chính bài Trao duyên
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm
- Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài:Trong lớp anh (chị) có mội sô bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ ”Cái khó bó cái khôn ” để tự biện hộ, theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng câu tục
- Thuyết minh về Trương Hán Siêu và Phú sông Bạch Đằng bài viết số 6
- Nội dung chính bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
- Soạn văn 10 bài: Nỗi thương mình trang 107 sgk