Nội dung chính bài Đại cáo Bình Ngô

  • 1 Đánh giá

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài "Đại cáo Bình Ngô"?

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Nguyễn Trãi (1380- 1442), hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chí Linh - Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây), là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam. Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc.
  • Tác phẩm: được sáng tác sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo.

2. Phân tích văn bản

a. Nêu cao luận đề chính nghĩa

  • Tư tưởng nhân nghĩa
    • Theo quan niệm của đạo Nho: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
    • Nguyễn Trãi: chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa nhân nghĩa chủ yếu để yên dân và đem đến nội dung mới nhân nghĩa là yên dân trừ bạo → Đó là cơ sở để bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh (phù Trần diệt Hồ giúp Đại Việt).

→ Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.

  • Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt:
    • Cương vực lãnh thổ: nước Đại Việt ta - núi sông bờ cõi đã chia.
    • Nền văn hiến: vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
    • Phong tục: phong tục Bắc Nam cũng khác
    • Lịch sử riêng, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
    • Hào kiệt: đời nào cũng có

→ Các từ ngữ: “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” cho thấy sự tồn tại hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền và văn hiến.

→ Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn.

b. Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu và nước mắt

  • Những âm mưu và tội ác của kẻ thù:
    • Âm mưu xâm lược quỷ quyệt của giặc Minh: Chữ “nhân”, “thừa cơ” → vạch rõ luận điệu giả nhân giả nghĩa, “mượn gió bẻ măng” của kẻ thù → Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc.
    • Tố cáo chủ trương, chính sách cai trị vô nhân đạo, vô cùng hà khắc của kẻ thù: Tàn sát người vô tội – “Nướng dân đen... tai vạ”; bóc lột tàn tệ, dã man: “Nặng thuế...núi”; huỷ diệt môi trường sống: “Người bị ép...cây cỏ” → Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân bản.
  • Hình ảnh nhân dân Đại Việt dưới ách thống trị của giặc Minh: tội nghiệp, đáng thương, khốn khổ, điêu linh, bị dồn đuổi đến con đường cùng. Cái chết đợi họ trên rừng, dưới biển: “Nặng nề... canh cửi”,...
  • Hình ảnh kẻ thù: tàn bạo, vô nhân tính như những tên ác quỷ: “Thằng há miệng... chưa chán”.

c. Quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn):

  • Hình tượng người chủ tướng Lê Lợi và những năm tháng gian khổ buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
    • Hình tượng chủ tướng Lê Lợi - hình tượng tâm lí, được miêu tả bằng bút pháp chủ yếu: tự sự - trữ tình.
      • Cách xưng hô: “ta” → khiêm nhường.
      • Nguồn gốc xuất thân: chốn hoang dã nương mình → bình thường → người anh hùng áo vải.
      • Có một nội tâm vận động dữ dội (diễn tả qua hàng loạt các từ miêu tả tâm lí, sự biến động nội tâm con người: ngẫm, căm, đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, đắn đo, trằn trọc, mộng mị, băn khoăn, đăm đăm, cầu hiền, chăm chăm).

→ Lòng căm thù giặc sâu sắc

→ Ý chí, hoài bão cao cả: ngày đêm vượt gian khó, cầu được nhiều người hiền giúp để hoàn thành sự nghiệp cứu nước: “Đau lòng... đồ hồi”, “Tấm lòng cứu nước...phía tả”.

→ Hình tượng Lê Lợi và Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ đều có chung ý thức trách nhiệm cao với đất nước, có ý chí hoài bão cao cả và lòng căm thù giặc sâu sắc.

  • Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn qua lời bộc bạch của Lê Lợi:
    • Quân thù: đang mạnh, tàn bạo, xảo trá.
    • Quân ta: lực lượng mỏng (Khi Khôi Huyện quân ko một đội), thiếu nhân tài (Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu/ Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần/ Nơi duy ác hiếm người bàn bạc), lương thảo khan hiếm (Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần).
  • Sức mạnh giúp ta chiến thắng:
    • Tấm lòng cứu nước.
    • Ý chí khắc phục gian nan.
    • Sức mạnh đoàn kết: “tướng sĩ một lòng phụ tử”, “nhân dân bốn cõi một nhà”.
    • Sử dụng các chiến lược, chiến thuật linh hoạt: “Thế trận xuất kì...địch nhiều”.
    • Tư tưởng chính nghĩa: “Đem đại nghĩa...thay cường bạo”.

→ Nguyễn Trãi đề cao tính chất nhân dân, tính chất toàn dân, đặc biệt đề cao vai trò của những người dân nghèo, địa vị thấp hèn (nguyên tác: “manh lệ” → “manh”- người dân cày lưu tán, “lệ”- người tôi tớ, đi ở) trong cuộc khởi nghĩa. Đó là tư tưởng lớn, nhân văn, tiến bộ trước ông chưa có và đến tận giữa thế kỉ XIX mới được Nguyễn Đình Chiểu tiếp tục công khai ca ngợi.

  • Quá trình phản công và chiến thắng:
    • Khí thế của quân ta: hào hùng như sóng trào bão cuốn → các hình ảnh so sánh - phóng đại → tính chất hào hùng.
    • Khung cảnh chiến trường: ác liệt, dữ dội khiến trời đất như đảo lộn.
    • Những chiến thắng của ta: dồn dập, liên tiếp (các câu văn điệp cấu trúc, mang tính chất liệt kê: “Ngày 18.../ Ngày 20.../ Ngày 25.../ Ngày 28...”)
    • Hình ảnh kẻ thù:
      • Tham sống, sợ chết, hèn nhát, thảm hại:
      • Thất bại của kẻ thù: thê thảm nhục nhã.
      • Cách gọi, cách miêu tả kẻ thù đầy khinh bỉ, mỉa mai: thằng nhãi con Tuyên Đức; đồ nhút nhát Thạnh, Thăng; tướng giặc bị cầm tù - hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng; Mã Kì, Phương Chính...ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc; Vương Thông, Mã Anh... về đến nước mà vẫn tim đập chân run;...
    • Tính chất hùng tráng của đoạn văn:
      • Ngôn ngữ: Sử dụng nhiều động từ mạnh liên kết với nhau tạo những chuyển rung dồn đập, dữ dội; các tính từ chỉ mức độ cực điểm và khí thế chiến thắng của ta và sự thất bạo thảm hại của kẻ thù.
      • Hình ảnh: Có tính chất phóng đại; nhiều tên người, tên đất, tên chiến thắng được liệt kê liên tiếp nối nhau xuất hiện trong thế tương phản → thế thắng đang lên của ta đối lập với sự thất bại ngày càng nhiều, càng lớn của kẻ thù.
      • Nhịp điệu câu văn: Khi dài, khi ngắn biến hóa linh hoạt; dồn dập, sảng khoái, bay bổng, hào hùng như sóng trào bão cuốn.
    • Chủ trương hòa bình, nhân đạo :
      • Tha tội chết cho quân giặc đầu hàng.
      • Cấp ngựa, cấp thuyền , lương ăn cho quân bại trận

→ Đức hiếu sinh, lòng nhân đạo.

→ Tình yêu hòa bình.

→ Sách lược để tính kế lâu dài, bền vững cho non sông.

→ Tư tưởng nhân nghĩa - yên dân - trừ bạo.

d. Tuyên bố thắng trận, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa và nêu lên bài học lịch sử:

  • Giọng văn: trang nghiêm, trịnh trọng → Tuyên bố, khẳng định với toàn dân về nền độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước đã được lập lại.
  • Bài học lịch sử:
    • Sự thay đổi thực chất là sự phục hưng dân tộc là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền: “Xã tắc...sạch làu”.
    • Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại làm nên chiến thắng: “Âu ... vậy”.

→ Ý nghĩa lâu dài với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Ý nghĩa nhan đề

  • Chữ Hán: Bình Ngô đại cáo → dịch ra tiếng Việt: Đại cáo Bình Ngô.
  • Giải nghĩa:
    • Đại cáo: bài cáo lớn → dung lượng lớn → tính chất trọng đại.
    • Bình: dẹp yên, bình định, ổn định.
    • Ngô: giặc Minh.

→ Bài cáo lớn ban bố về việc dẹp yên giặc Ngô.

2. Phân tích chi tiết tác phẩm

a. Nêu cao luận đề chính nghĩa

  • Tư tưởng nhân nghĩa:
    • Theo quan niệm của đạo Nho: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
    • Nguyễn Trãi:
      • Chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa chủ yếu để yên dân.
      • Đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo.

=> Đó là cơ sở để bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh (phù Trần diệt Hồ giúp Đại Việt).

=> Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.

  • Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt:
    • Cương vực lãnh thổ: nước Đại Việt ta - núi sông bờ cõi đã chia.
    • Nền văn hiến: vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
    • Phong tục: phong tục Bắc Nam cũng khác.
    • Lịch sử riêng, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
    • Hào kiệt: đời nào cũng có.
      • Các từ ngữ: “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” cho thấy sự tồn tại hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền và văn hiến.
      • Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn.
  • So sánh với Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt): ý thức độc lập dân tộc của Đại cáo bình Ngô phát triển toàn diện và sâu sắc hơn.
    • Toàn diện, vì:
      • Lí Thường Kiệt mới chỉ xác định dân tộc ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền.
      • Nguyễn Trãi đã xác định dân tộc ở nhiều phương diện: lãnh thổ, nền văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, chế độ, con người.
    • Sâu sắc, vì:
      • Lí Thường Kiệt căn cứ vào “thiên thư” (sách trời) - yếu tố thần linh chứ ko phải thực tiễn lịch sử.
      • Nguyễn Trãi đã ý thức rõ về văn hiến, truyền thống lịch sử và con người - những yếu tố thực tiễn cơ bản nhất, các hạt nhân xác định dân tộc.

b. Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu và nước mắt

  • Giặc minh xâm lược, cai trị nước ta và gây ra biết bao tội ác:
    • Lừa dối nhân dân ta
    • Tàn sát dã man những người vô tội
    • Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề
    • Bắt phu phen, phục dịch
    • Vơ vét của cải
    • Hủy hoại nền văn hóa Đại Việt
  • Thái độ căm phẫn của nhân dân:
    • Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh.
    • Câu hỏi tu từ “lẽ nào...chịu được”: Tội ác không thể dung thứ của giặc

⇒ Bản cáo trạng đanh thép về tội ác dã man của giặc minh, đồng thời là thái độ căm phẫn, tức giận khôn cùng của nhân dân ta

c. Quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn):

  • Hình ảnh người anh hùng Lê Lợi
    • Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”
    • Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”
    • Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống...”
    • Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước...dành phía tả”.
    • Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc...nếm mật nằm gai...suy xét đã tinh”.

⇒ Lê Lợi vừa là người bình dị vừa là anh hùng khởi nghĩa

  • Cuộc khởi nghãi Lam Sơn
    • Buổi đầu gian khổ:
      • Những thiếu thốn về quân trang và lương thực: binh yếu, có khi lương cạn, nhân tài ít
      • Tinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng lòng, đoàn kết (sử dụng 2 điển tích dựng cần trúc, hòa nước sông)

⇒ Giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách, nhờ sự lạc quan, đồng lòng, đoàn kết, biết dựa vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn.

    • Giai đoạn phản công và thắng lợi của ta:
      • Những trận tiến quân ra Bắc: trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động
      • Chiến dịch diệt chi viện: trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

⇒ Biện pháp liệt kê tái hiện không khí chiến trận máu lửa, sục sôi với những chiến thắng giòn giã liên tiếp của quân ta cũng như sự thất bại nhục nhã, ê trề của địch.

    • Thất bại của giặc Minh:
      • Nghệ thuật cường đại, nói quá miêu tả những thất bại thảm hại của giặc.
      • Binh lính cởi áo giáp xin hàng
      • Tướng giặc tham sống sợ chết cởi áo giáp xin hàng
    • Khí thế và cách ứng xử của quân, dân ta:
      • Nghệ thuật cường điệu: Gươm mài đá, đá núi phải mòn….
      • Cách ứng xử vừa khôn khéo vừa nhân nghĩa của nghĩa quân: “Thần vũ chẳng giết hại … nghỉ sức”

⇒ Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử.

d. Tuyên bố thắng trận, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa và nêu lên bài học lịch sử:

  • Giọng văn: trang nghiêm, trịnh trọng.

=> Tuyên bố, khẳng định với toàn dân về nền độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước đã được lập lại.

  • Bài học lịch sử:
    • Sự thay đổi thực chất là sự phục hưng dân tộc là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền: “Xã tắc... sạch làu”.
    • Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại làm nên chiến thắng: “Âu... vậy”.

=> Ý nghĩa lâu dài với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

3. Tổng kết:

  • Nội dung: tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lê Lợi.
  • Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa 2 yếu tố chính luận sắc bén và văn chương trữ tình, mang đậm cảm hứng anh hùng ca. Đây là áng “thiên cổ hùng văn”.
  • Ý nghĩa: Là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc ta ở thế kỉ XV: Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc; tố cáo tội ác của kẻ thù; tái hiện quá trình kháng chiến hào hùng; tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử.

Back to top

  • 31 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021