Những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải chịu?
37 lượt xem
Câu 3: Những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải chịu?
Bài làm:
Chuyện người con gái Nam Xương đã thể hiện những giá trị nhân đạo sâu sắc. Bi kịch của nàng Vũ Nương đã tố cáo xã hội nam quyền bất công, chà đạp số phận những người phụ nữ. Qua tác phẩm, Nguyễn Dữ thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những bất hạnh của người phụ nữ. Những lí do khiến cho một người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nương không thể sống mà phải chết một cách oan uổng:
- Nguyên nhân trực tiếp: do lời nói ngây thơ của bé Đản. Đêm đêm, ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, Vũ Nương thường “trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản”. Vậy nên Đản mới ngộ nhận đó là cha mình, khi người cha thật chở về thì không chịu nhận và còn vô tình đưa ra những thông tin khiến mẹ bị oan.
- Nguyên nhân gián tiếp:
- Do người chồng đa nghi, hay ghen. Từ đầu tác phẩm, Trương Sinh đã được giới thiệu là người “đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Sau đó, biến cố xảy ra là việc Trương Sinh phải đi lính xa nhà, khi về mẹ đã mất. Mang tâm trạng buồn khổ, chàng bế đứa con lên ba đi thăm mộ mẹ, đứa trẻ lại quấy khóc không chịu nhận cha. Lời nói ngây thơ của đứa trẻ làm đau lòng chàng: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia, chỉ nín thin thít”. Những lời nói thật thà của con đã làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh.
- Do cách cư xử hồ đồ, nóng giậncủa Trương Sinh.. Khi Vũ Nương hỏi ai nói thì lại giấu không kể lời con. Ngay cả những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm cũng không thể cời bỏ oan khuất cho Vũ Nương. Chàng bỏ ngoài tai tất cả những lời biện bạch, thanh minh, thậm chí là van xin của vợ.Qua đây có thể thấy, Trương Sinh đại diện cho chế độ nam quyền bất công, thiếu lòng tin yêu vào người thân yêu nhất
- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng, từ đầu tác phẩm Vũ Nương được giới thiệu chỉ là “con nhà kẻ khó”, còn Trương Sinh là “con nhà hào phú”. Thái độ tàn tệ, rẻ rúng của Trương Sinh đối với Vũ Nương đã phần nào thể hiện quyền thế của người giàu đối với người nghèo trong một xã hội mà đồng tiền đã bắt đầu làm đen bạc thói đời.
- Do những lễ giáo hà khắc đã ràng buộc người phụ nữ, Vũ Nương không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình. Trong lễ giáo ấy, chữ trinh là chữ quan trọng hàng đầu; người phụ nữ khi đã bị mang tiếng thất tiết với chồng thì chỉ có thể tìm đến con đường tự vẫn để tự giải thoát cho chính minh
- Do những trận chiến tranh phi nghĩa gây nên cảnh sinh ly và cũng góp phần dẫn đến cảnh tử biệt. Nếu không có chiến tranh, Trương Sinh không phải đi lính thì Vũ Nương đã không phải chịu nỗi oan tày trời dẫn đến cái chết thương tâm như vậy.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Tóm tắt truyện Kiều
- Hãy vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam
- Soạn văn bài: Mã Giám Sinh mua Kiều
- Phân tích vẻ đẹp con người trong thời kỳ đổi mới nổi lên trong tp “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long
- Ở phần "Sự thách thức", bản Tuyên bố đủ nêu lên thực tế cuộc sống của các em trên thế giới ra sao? Nhận thức, tỉnh cảm của em khi đọc phần này như thế nào?
- Soạn văn bài: Chuyện người con gái Nam Xương
- Lập bảng thông kê, ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu
- Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách dẫn gián tiếp
- Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ về một nhân vật cụ thể (em cu Tai) nhưng lại đặt tên cho tác phẩm này là “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Theo em, như vậy có hợp lí không? Vì sao?
- Viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều
- Viết một đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Ánh trăng