Nội dung chính bài: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Cách lập ý của bài văn biểu cảm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát, vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.
  • Nhưng dù dùng cách gì thì tình cảm trong bài cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể.

1. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm

Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể:

  • Liên hệ hiện tại với tương lai
  • Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
  • Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
  • Quan sát, suy ngẫm:

=> miêu tả chân thực, đúng đắn, qua đó thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.

2. Ví dụ: Biểu cảm về mái trường thân yêu

Lập ý:

Mở bài: Giới thiệu về mái trường và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.

Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

  • Vẻ đẹp của ngôi trường ( khang trang, rộng lớn…): vị trí, cấu trúc gồm bao nhiêu phòng, màu sơn,...
  • Ấn tượng và kỉ niệm với ngôi trường
  • Kỉ niệm với bạn bè
  • Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu. Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.

Back to top

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội