Nội dung chính bài Hai cây phong
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Hai cây phong"
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Ai-ma-tốp (sinh năm 1928 - 2008) là nhà văn Cư-rô-giơ-xtan, một nước Cộng hòa ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Nhiều tác phẩm của ông quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như “Cây phong non trùm khăn đỏ”, “Người thầy đầu tiên”, “Con tàu trắng”,..
- Tác phẩm: là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, được sáng tác năm 1957
2. Phân tích tác phẩm
a. Giới thiệu làng Ku-ku-rêu
- Trên một cao nguyên, một thảo nguyên rộng lớn và thơ mộng.... với những cảnh sắc nên thơ và hình ảnh ấn tượng về 2 cây phong....
- Giới thiệu trực tiếp qua cảm nhận của nhân vật “tôi” bằng nét vẽ vừa cứng cỏi, vừa mềm mại, thơ mộng, bằng cả niềm tự hào của tôi đối với quê hương.
- Hình ảnh: Như những ngọn hải đăng.
-> NT so sánh: Khẳng định giá trị và niềm tự hào của dân làng Ku- ku- rêu về hai cây phong.
b. Hình ảnh hai cây phong
+ Hai cây phong và những kỷ niệm tuổi thơ:
- Tác giả bồi hồi nhớ về kỉ niệm xưa với bạn bè và thầy giáo Đuy-sen.
- Kỷ niệm của những lần phá tổ chim.
- Bọn trẻ như những chú chim non ngây thơ ngộ nghĩnh và nghịch ngợm
- Quả đồi có 2 cây phong là nơi hội tụ niềm vui của trẻ thơ: “… vụt mở ra trước mắt chúng tôi 1 thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng..”.=> Tất cả tạo nên 1 bức tranh thiên nhiên đầy quyến rũ, bí ẩn vì nó gợi lên những vùng đất, con sông bí ẩn, mà lũ trẻ chưa từng biết đến…
- “Hai cây phong không chỉ mở rộng tầm mắt mà còn nâng cánh ước mơ cho những em bé làng Ku-ku-rêu hướng tới chân trời xa xôi, tươi sáng.”
+ Hai cây phong là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen:
- Thầy đã đem 2 cây phong về trồng cùng bé An-tư-nai
- Gửi gắm ở 2 cây phong ước mơ, hi vọng.
=> những đứa trẻ nghèo khổ...thành người có ích.
- Hai cây phong là nhân chứng cho 1 câu chuyện cảm động về tình cảm thầy trò
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Giới thiệu làng Ku-ku-rêu
- Mở đầu đoạn văn, tác giả giới thiệu vị trí của làng mình trên thảo nguyên bao la:Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía Tây.
- Khung cảnh trữ tình này vừa là phông nền làm nổi bật hình ảnh hai cây phong, vừa là nguồn cảm hứng bất tận của tác giả
2. Hình ảnh hai cây phong
a. Hai cây phong và những kỷ niệm tuổi thơ:
- Hai cây phong ấy cao lớn giữa ngọn đồi, nhìn chúng như những ngọn hải đăng, định hướng cho mọi người mỗi khi về làng: “Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên” “tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy”.
- Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu, hai cây phong mang tâm hồn con người, tiếng nói của con người:
- Hai cây phong gắn bó với sự sống, với con người: nơi giúp bọn trẻ thấy một “ thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, nhìn ra vẻ đẹp mới và khơi gợi khát vọng khám phá miền đất lạ.
=> Quả đồi có 2 cây phong là nơi hội tụ niềm vui của trẻ thơ.: “… vụt mở ra trước mắt chúng tôi 1 thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng..”. -> tất cả tạo nên 1 bức tranh thiên nhiên đầy quyến rũ, bí ẩn vì nó gợi lên những vùng đất, con sông bí ẩn, mà lũ trẻ chưa từng biết đến… Hai cây phong không chỉ mở rộng tầm mắt mà còn nâng cánh ước mơ cho những em bé làng Ku-ku-rêu hướng tới chân trời xa xôi, tươi sáng.”
b. Hai cây phong còn là biểu tượng của lòng biết ơn với người thầy tận tâm Đuy-sen:
Kết bài là những băn khoăn của nhân vật “tôi”: “Ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì trước khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao?”. Những băn khoăn cũng như lời khẳng định về công lao to lớn của thầy Đuy-sen: khi trồng hai cây phong thầy đã gửi gắm bao khát khao, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy Đuy-sen – người thầy đầu tiên đã vun trồng ước mơ, niềm tin cho các thế hệ học trò.
3. Tổng kết
- Nghệ thuật: Cách lựa chọn ngôi kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo, sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc, những liên tưởng táo bạo đầy chất thơ
- Nội dung - Ý nghĩa: Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu.
Xem thêm bài viết khác
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu ghép, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm.
- Soạn văn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Soạn văn bài: Thuyết minh về một thể loại văn học
- Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
- Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau
- Cảm nhận về bản lĩnh và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
- Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?
- Ở 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện: Bối cảnh không gian, trong bối cảnh không gian và tám trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?
- Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học?
- Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày ý gì và sắp xếp chúng ra sao?
- Soạn văn bài: Muốn làm thằng Cuội
- Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?