-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Cảm nhận về bản lĩnh và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Câu 2: Cảm nhận về bản lĩnh và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước trong bài thơ
Bài làm:
Đất nước ta đã trải qua bao trận chiến cam go để đấu tranh chống lại lũ giặc xâm lăng, cướp nước. Nhiều những chiến sĩ cách mạng phải chịu cảnh đòn roi và tra tấn độc ác nhưng trong hoàn cảnh đó, họ không hề sờn lòng đổi chí mà vẫn hiên ngang, bất khuất trước mũi giáo của kè thù. Phan Chu Trinh là một chí sĩ yêu nước như vậy, dù phải chịu lao động khổ sai nhưng ông và các đồng chí của mình vẫn sắt son một lòng yêu nước. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã khắc họa rõ lí tưởng và ý chí quyết tâm của người anh hùng trước hoàn cảnh khắc nghiệt.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Bốn câu thơ đầu đã họa lên hình ảnh người chiến sĩ với khí phách và uy dũng
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Câu thơ đầu mở ra với thế đứng của người anh hùng, tư thế hiên ngang, lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, dù tay chân đang phải chịu gông cùm và xiềng xích của địch. Mang thân làm trai giữa đất trời, luôn lấy sự nghiệp cứu nước, bảo vệ dân tộc làm đầu.Dù giờ đây phải chịu cảnh tù đày, công việc đập đá là một công việc khổ sai, vô cùng vất vả và nặng nhọc nhưng kẻ làm trai càng sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngag tàng hiên ngang: Lừng lẫy làm cho lở núi non”. Lối nói khoa trương mạnh mẽ nhưng làm nổi bật tinh thần thép ở người anh hùng, không hề run sợ và nao núng trước kẻ thù.
Ở hai câu thực, tác giả đã sử dụng lối nói khoa trương để miêu tả về công việc đập đá. Công việc đó bỗng chốc trở thành cuộc chiến đấu chinh phục tự nhiên và người anh hùng hiện ra với tư thế oai phong, lẫm liệt. Việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghê gớm, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục. Qua đó ta càng thêm khâm phục ý chí và sức mạnh của con người trước thiên nhiên và vũ trụ bao la.
Đến bốn câu thơ sau, tác giả đã thể hiện rõ ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ. Dù thời gian, thời tiết và những đòn roi tra tấn của kẻ thù đất Côn Lôn nhưng không làm nhụt ý chí mà còn tôi luyện những người chiến sĩ thêm sành sỏi, kiên định với lí tưởng của mình:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
“Tháng ngày” và “mưa nắng” như tượng trưng cho những gian khổ, khó khăn với người trai ra trận. Bước theo con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, nghĩa là người anh hùng Phan Châu Trinh đã chấp nhận những hiểm nguy với bản thân, bao nắng mưa chỉ như như thử thách cuộc đời. Và rồi bước qua bao vất vả, gian lao, ý chí chiến đấu càng thêm kiên cường, tấm lòng yêu nước càng sắt son trước mối thù của dân tộc. Câu thơ khiến chúng ta thêm cảm phục tinh thần và bản lĩnh rắn rỏi, khí phách hiên ngang của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù đầy. Họ luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.
Hai câu kết vang lên với khẩu khí ngang tàng, vừa như lời tuyên ngôn của người anh hùng khi lỡ bước và cũng là lời động viên tinh thần yêu nước với đồng đội của mình trong hoàn cảnh gian nan hiện tại:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc cỏn con
Nhà thơ đã mượn lại tích truyện Nữ Oa vá trời xưa, với sức mạnh của bà đã biến cải cả đất trời. Qua đó, Phan Chu Trinh khẳng định ý chí, con đường của người làm cách mạng, dù còn gập ghềnh nguy nan nhưng nhất định sẽ đi vượt qua. Tự nhân mình là những kẻ vá trời còn thể hiện một chỗ đứng đầy quyền uy của kẻ anh hùng, một công việc chính nghĩa để đối chọi với kẻ thù. Đứng trước hoàn cảnh tù đày- ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết nhưng tác giả vẫn cho đó là “việc cỏn con”. Điều này thể hiện ý chí không chịu khuất phục, coi thường nguy nan. Ta càng thêm cảm phục tâm hồn cao đẹp của người tù yêu nước, luôn , kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.
Bằng những lời thơ hàm súc với khẩu khí đanh thép, mạnh mẽ và nghệ thuật khoa trương, phóng đại, người anh hùng cách mạng hiện lên với bản lĩnh kiên cường và khí phách hiên ngang. Dù trong hoàn cảnh tù đày hiểm nguy và gian khổ nhưng tình yêu nước, lòng căm thù giặc của các chiến sĩ vẫn như ngọn đuốc sáng, cháy rực trong tâm hồn họ. Ý thơ đã giúp nhà thơ giãy bày cái tâm, cái chí của mình. Qua đó, người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Ôn luyện về dấu câu
- Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ?
- Nội dung chính bài: Ôn luyện về dấu câu
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình. Chỉ ra các từ tượng hình đó.
- Soạn văn bài: Câu ghép (tiếp theo)
- Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào?
- Dùng năm dòng để ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị trích in ở bài đọc thêm số 2
- Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Chiếc lá cuối cùng
- Nội dung chính bài Cô bé bán diêm
- Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?
- Soạn văn bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thông tin về ngày trái đất năm 2000