Nội dung chính bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin giữa con người và xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện mục đích về nhận thức về tình cảm, về hành động.
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình : tạo lập văn bản, và lĩnh hội văn bản. Hai quá trình này sẽ diễn ra trong quan hệ tương tác.
- Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố : nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người và trong xã hội. Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc đôi khi có thể ở dạng lời nói nhưng cũng có khi tồn tại ở dạng viết. Hoạt động giao tiếp cũng có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm,trạng thái, thái độ, quan hệ… để tổ chức xã hội hoạt động.
Ví dụ: - Xin bệ hạ cho đánh
Nhà vua nhìn những khuôn mặt lồng lộn nói lại lần nữa:
- Nên hoà hay nên đánh.
=> Hoạt động giao tiếp giữa nhà vua và các quan đại thần.
2. Các quá trình trong hoạt động giao tiếp
- Quá trình tạo lập văn bản:
Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.
Ví dụ: Văn bản xin nhà trường cho nghỉ học, văn bản xin cấp giấy phép kinh doanh...
- Quá trình tiếp nhận văn bản:
Do người nghe hoặc người đọc thực hiện.
Ví dụ 1: Lan nghe về câu chuyện đứa trẻ mồ côi trong xóm.
Ví dụ 2: Tôi đọc sách về thế giới và những vì sao.
=> Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ kết nối song song và tương tác với nhau. Vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau.
3. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Trong đó bao gồm các nhân tố như:
- Nhân vật giao tiếp : Ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai?
- Hoàn cảnh giao tiếp : Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?
- Nội dung giao tiếp : Nói, viết cái gì, về cái gì ?
- Mục đích giao tiếp : Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì ?
Ví dụ: Người chiến sĩ viết thư gửi về cho mẹ già và vợ còn trong hoàn cảnh sắp ra chiến trường, nhằm nhắc nhở gia đình yên tâm nơi tiền tuyến.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
- Nội dung chính bài Tấm Cám
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Căn cứ vào hai truyện cười đã học, lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tam đại con gà
- Vì sao Pê-nê-lốp “rất đỗi phân vân’’? Việc chọn cách thử “bí mật chiếc giường’’ cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn của chàng?
- Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước thì sẽ giới thiệu những nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao
- Soạn văn bài: Tổng quan văn học Việt Nam
- Các dạng bài văn viết về chủ đề: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Soạn văn bài: Tỏ lòng
- Nội dung chính bài Đọc Tiểu Thanh kí