Nội dung chính bài Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Thuế máu "(Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1945
- Tác phẩm: trích từ chương I của Bản án chế độ thực dân Pháp. được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tại Pa-ri năm 1925, lần đầu xuất bản ở Việt Nam năm 1946.
2. Phân tích tác phẩm
a. Tóm tắt nội dung và ý nghĩa nhan đề:
- Nội dung: Đoạn trích tố cáo bộ mặt giả dối, thủ đoạn của chính quyền thực dân Pháp trong việc biến người dân thuộc địa thành vật hy sinh cho lợi ích của chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc
- Ý nghĩa nhan đề:
- "Thuế máu" là cách gọi bằng hình ảnh, có sức gợi cảm của tác giả. Trên thế gới không có thứ thuế nào gọi là " thuế máu" . Ở nước ta trong thời kì trước cách mạng tháng tám có thứ thuế thân đánh vào người nam từ 18 tuổi trở lên đã là vô cùng tàn nhẫn. Song người dân thuộc địa còn phải chịu nhiều thứ thuế vô lí, trong đó tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. Chính vì thế đây là loại thuế nộp bằng xương máu, tính mạng con người, là thứ thuế tàn nhẫn, ghê gớm nhất của chủ nghĩa thực dân thời bấy giờ. Ý nghĩa nhan đề gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.
b. Chiến tranh và người bản xứ
* Thái độ của lũ quan cai trị:
+) Trước chiến tranh
- Những người dân thuộc địa chỉ là những tên da đen, những tên “An Nam mít” bẩn thỉu.
- Bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như xúc vật.
+) Khi chiến tranh bùng nổ
- Lập tức họ được tâng bốc, vỗ về, được phong tặng cho những danh hiệu cao quý: biến thành những đứa "con yêu bạn hiền " ;“chiến sĩ bảo vệ chân lí và tự do”
- Thủ đoạn: lừa bịp, bỉ ổi, biến họ thành vật hi sinh cho mục đích phi nghĩa.
* Số phận thảm thương của người dân thuộc địa:
+) Những người ra chiến trường:
- Xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa
- Đem mạng sống đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền.
+) Những người ở hậu phương:
- Bị vắt kiệt sức, khạc ra từng miếng phổi, làm kiệt sức trong xưởng thuốc súng, bị nhiễm khí độc
- 8 vạn người bỏ mạng
=> Liệt kê, dẫn chứng cụ thể, sinh động, giọng điệu vừa giễu cợt vừa thật xót xa.
⇒ Con người bị biến thành các vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền, đem mạng sống mà đấnh đổi lấy những vinh dự hão huyền.
=> Nổi bật số phận thê thảm của những người bản xứ; tố cáo tội ác của bọn thực dân gây lòng căm thù, phẫn nộ trong nhân dân.
c. Chế độ lính tình nguyện
Thủ đoạn và mánh khoé bắt lính của bọn thực dân
- Lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính.
- Tóm người nghèo, khoẻ
- Kiếm tiền đối với nhà giàu(đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra)
- Trói, xích, nhốt như nhốt súc vật, đàn áp dã man.
⇒ Thủ đoạn, mánh khoé trắng trợn, đê hèn ( bộ mặt tàn bạo)
=> Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền, trẽn rêu rao rằng họ tự nguyện đầu quân.
=> Thực chất, không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu.( họ chốn tránh, xì tiền ra, thậm trí còn tự làm cho mình bị nhiễm những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính; cảnh bị ép buộc xích tay, nhốt..; những vụ bạo động..những cuộc biểu tình…)
d. Kết quả của sự hi sinh
Khi chiến tranh chấm dứt:
- Lời tuyên bố "tình tứ" của các ngài cầm quyền im bặt, những người dân thuộc địa trở lại là giống người bẩn thỉu, hèn hạ.
- Bị lột hết của cải, bị đối xử như súc vật => Cướp bóc tàn nhẫn
- Cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện. => Hủy hoại cuộc sống
=> Sự nham hiểm, tàn bạo, táng tận lương tâm, tráo trở, tàn nhẫn, bỉ ổi, vô nhân đạo của thực dân Pháp;
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Chiến tranh và người bản xứ
Chiến tranh có liên quan gì đến người bản xứ? Nguyễn Ái Quốc đã so sánh thái độ của các quan cai trị ở hai thời điểm: trước chiến tranh và khi cuộc chiến tranh đã nổ ra:
- Trước chiến tranh, người dân bản xứ được xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử, đánh đập như súc vật: Trước năm 1914 họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta.
- Khi chiến tranh vừa bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc, vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quí ấy thế mà khi cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yếu, những người "bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tôi cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
=> Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần được thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh. Và đây, sự bóc lột thuế máu của chúng thật tàn bạo: bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quế hương đất nước mình nữa.
Không những thế, số phận của người dân bản xứ trong các cuộc chiến tranh được Nguyễn Ái Quốc khắc họa thật thê thảm: Họ phải xa lìa vợ con, xuống tận đáy biển bảo vệ Tổ quốc cho các loài thủy quái, bỏ xác tại miền hoang vu. Ra chiến trường là thế, còn ở hậu phương, người dân thuộc địa cũng không kém phần thê thảm. Hầu hết họ phải làm kiệt sức trong xưởng thuốc, hít phải những luồng khí độc, "khạc ra từng miếng phổi".
2. Chế độ lính tình nguyện
Để có được con số 70 vạn người, chính quyền thực dân cai trị thuộc địa đã sử dụng các thủ đoạn và mánh khóe bắt lính. Thủ đoạn và mánh khóe ấy được Nguyễn Ái Quốc gọi bằng một cái tên đầy mỉa mai: chế độ lính tình nguyện:
Thủ đoạn của bonjc húng được Nguyễn Ái Quốc vạch trần:
- Bọn chúng tiến hành những cuộc lùng ráp vây bắt, cưỡng bức người ta đi lính; lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt, xoay xở kiến tiền đối với những nhà giàu; sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối.
- Trong khi thực hiện những hành vi bỉ ổi trên, chính quyền thực dân vẫn không quên rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa.
- Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dương chỉ càng bộc lộ sự lừa bịp trơ trẽn, họ đã tuyên bố rằng: "Các bạn ấy đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ".
Thực tế, không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. tác phẩm đã kể ra các sự thưc: Người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc xì tiền ra, thậm chí họ còn tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.
3. Kết quả của sự hi sinh
- Một lần nữa Nguyễn Ái Quốc lại cho người đọc thấy được bộ mặt trơ tráo tàn nhẫn của chính quyền thực dân được bộc lộ một cách trắng trợn: Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô lẫn người An-nam-mít mặc nhiên trở lợi giống người bẩn thỉu.
- Chẳng những thế, sau khi đã bị bóc lột lợi dụng xong, những người này bị phủi tay vất đi như một thứ công cụ hết hạn sử dụng. Không những thế để ghi nhớ công lao của người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết của cải của họ từ chiếc đồng hồ, bô quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua đến cái kỉ vật đủ thứ, … trước khi lên tàu về nước hay sao, ……..
4. Tổng kết
- Nội dung: Tố cáo và kết án những tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...; Nói lên tình cảnh khốn cùng, tủi nhục của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới; vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để tự giải phóng, giành quyền độc lập.
- Nghệ thuật: tư liệu phong phú, chính xác; nghệ thuật châm biếm sắc sảo; hình ảnh giàu giá trị biểu cảm; giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai chua chát.
- Ý nghĩa: Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân vào các lò lửa chiến tranh
Xem thêm bài viết khác
- Xét các câu sau và trả lời câu hỏi: Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ? Trong các câu đó , có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?
- Viết đoạn văn có câu nghi vấn mục đích bộc lộ cảm xúc chủ đề thiên nhiên
- Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Câu "Đi đi con!" trong đoạn trích trên và câu "Đi thôi con." trong đoạn trích mục I.1 b (tr.30) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao
- Rút ra bài học cho bản thân mình từ bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
- Nội dung chính bài Khi con tu tú
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh
- Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quê hương là điểm tựa cho mỗi con người
- Viết các đoạn văn ngắn khai triển các luận điểm sau
- Soạn Văn 8 bài Chương trình địa phương (phần Văn) trang 127
- Các câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì
- Soạn văn 8 bài: Tổng kết phần văn ( tiếp theo) trang 148 sgk