Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều
Câu 2: (Trang 139 - SGK Ngữ văn 9) Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều
Bài làm:
Trong khung cảnh đối diện với Thúy Kiều, Hoạn Thư đã rất bình tĩnh đưa ra những lập luận, lí lẽ để biện minh cho bản thân mình. Lập luận của Hoạn Thư rất chặt chẽ, vừa có lí, vừa có tình, vừa nhận tội Vừa bào chữa, vừa đề cao người, lại vừa minh oan cho mình.
Trước hết, Hoạn Thư đưa ra giải thích sự ghen tuông là tâm lý chung của đàn bà, để mong Kiều thấy đó là lẽ thường tình mà người phụ nữ nào cũng đều thấu hiểu. Sau đó, Hoạn Thư kín đáo kể công đã chạnh lòng thương xót mà cho Kiều ra chép kinh ở Quan Âm Các: Nghĩ cho khi gác viết kinh và dẫu biết mà không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn: Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Tiếp theo, Hoạn Thư bày tỏ nỗi lòng, chồng chung nên những hờn ghen là tất yếu, đều là cảnh chồng chung nên chẳng thể nhường nhau được. Sắc sảo và khôn ngoan hơn, cuối cùng Hoạn Thư nhận hết tội lỗi về mình và xin Kiều khoan dung. Trước những lời lẽ của Hoạn Thư, Kiều phải thừa nhận rằng ả "Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời" và đã chấp nhận tha cho Hoạn Thư.
Thông qua những lời lẽ biện minh, lập luận chặt chẽ của Hoạn Thư, Nguyễn Du đã tô đậm tính cách của nhân vật, làm cho nội dung tự sự trở nên mạch lạc, khúc chiết.
Xem thêm bài viết khác
- Cảm nhận cảnh thiên nhiên về mùa xuân qua 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
- Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình?
- Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây, giải thích nguồn gốc, cách cấu tạo, nghĩa của các từ ngữ ấy
- Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh
- Soạn văn bài: Lặng lẽ Sa Pa
- Nội dung chính bài: Các phương châm hội thoại
- Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao?
- Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: cực chẳng đã tôi phải nói...
- Viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 8-10 câu) với câu chủ đề: Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn.
- Soạn văn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ như thế nào?
- Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng: Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?