Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao?
Câu 3: (Trang 108 - SGK Ngữ văn 9) Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là gỡ tội. Em hãy tìm hiểu:
Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư
Các lí lẽ của HT đã tác động tới Kiều như thế nào?
Qua lời đối đáp của HT. em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật?
Bài làm:
Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư: rất đáng khâm phục, chặt chẽ, lôgíc.
- Thứ nhất, Hoạn Thư biện hộ rằng mình là đàn bà nên ghen tuông cũng là chuyện thường tình.
- Thứ hai , Hoạn Thư ngầm kể công riêng với Kiều, nhắc đến chuyện khi nàng ra khỏi Quan Âm Gác có mang theo một ít chuông vàng khánh bạc nhưng Hoạn Thư đã không cho người đuổi theo.
- Thứ tư, Hoạn Thư bày tỏ thái độ khâm phục ngưỡng mộ của mình đối với nàng Kiều: Lòng riêng riêng những kính yêu.
- Thứ năm, cao tay hơn Hoạn Thư đã nhận tất cả những lỗi lầm đó thuộc về mình trót đã gây việc chông gai và mong được Kiều tha thứ còn nhờ lượng trời bể của Kiều
Tác động tới Kiều: Sự phải lời của Hoạn Thư đã làm cho cơn giận của Kiều nguôi ngoai, và đặt nàng vào tình thế làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen đành phải tha bổng cho Hoạn Thư.
Nhận xét tính cách Hoạn Thư: Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được.HT là con người khôn ngoan, lọc lõi, đầy bản lĩnh. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình. Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng "Bề ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao".
Xem thêm bài viết khác
- Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?
- Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Tác phẩm này, theo lời của tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào?
- Giá trị nội dung và nhận xét về nghệ thuật của truyện Cố hương
- Đoạn thơ sau trích trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu. Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các chữ: "cũng mất, đất trời, tuần hoàn" sao cho đúng vần
- Hãy chỉ ra nghĩa của các từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc; từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển và Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ
- Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí (“Đêm nay... trăng treo”)
- Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng chí đồng đội của những người lính là Đồng chí?
- Soạn văn bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt Truyện Kiều
- Soạn văn bài: Thuật ngữ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đồng chí
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Chị em Thúy Kiều Nội dung và nghệ thuật đoạn trích Chị em Thúy Kiều