Nội dung chính bài: Sự phát triển của từ vựng
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Sự phát triển của từ vựng". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển tư vựng tiếng Việt là phát triển của từ ngữ cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Sự biến đối và phát triển nghĩa của từ ngữ
Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của xã hội, thường xuyên xuất hiện những nhu cầu về từ và cách diễn đạt để biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới, cũng như để tạo ra những hiệu quả giao tiếp mới. Sự biến đổi ý nghĩa của từ thực chất là lấy một từ để biểu đạt một số loại sự vật có quan hệ gần gũi với nhau về một phương diện nào đấy, cho nên giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa vẫn có những mối liên quan nhất định. Sự khác nhau giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa không phải là sự khác nhau hoàn toàn: sự biến đổi ý nghĩa ở đây thường đi theo xu hướng làm thay đổi một thành phần ý nghĩa nào đấy của từ. Do đó, nói đến phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ta có thể xét tới 2 phương thức:
Phương thức ẩn dụ: là cách gọi tên hiện tượng, sự vật này bằng tên, hiện tượng hay sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.
- Ví dụ 1: "Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"=> Trong câu thơ trên ta có thể hiểu thuyền là người con trai, luôn luôn di chuyển đến nhiều nơi, còn bến là ẩn dụ chỉ cô gái chỉ cố định một chỗ.
- Ví dụ 2: “ ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”=> Hình ảnh ẩn dụ là “mặt trời, đỏ”, ẩn dụ hình ảnh Bác Hồ tỏa sáng như mặt trời, mang lại ánh sáng cho đất nước, người dân Việt Nam.
Phương thức hoán dụ: là biện pháp tu từ gọi tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên của một hiện tượng, sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
- Ví dụ 1: “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”=> Bàn tay là một bộ phận của cơ thể, qua bàn tay để nói về sức lao động của con người. “ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” ca ngợi sức mạnh của lao động, ở đây là sức lao động của nhà nông.
- Ví dụ 2: Nam lớp tôi là một tay cờ vua cực phách của trường=> Bàn tay là một bộ phận của cơ thể, qua bàn tay để nói về sức lao động của con người nhưng " tay cờ vua" ở đây dùng theo nghĩa chuyển, lấy bộ phận gọi toàn thể.
Xem thêm bài viết khác
- Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
- Phát biểu chủ đề của truyện
- Đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh và trả lời các câu hỏi Câu 1 trang 14 sgk Ngữ văn 9
- Lời văn trong đoạn trích “Lão Hạc” ở mục 1.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
- Phân tích những nét ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh
- Nội dung chính bài Làng ( Kim Lân)
- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Làng của Kim Lân
- Từ lí tưởng sống của anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa, em hãy nêu suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của thanh niên
- Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản
- Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
- Nội dung chính bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Soan văn 9 bài Kiểm tra tổng hợp cuối kì I