Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi
12 lượt xem
Bài tập 2: Trang 126 sgk Ngữ văn 10 tập hai
Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
(Tục ngữ)
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
(Tục ngữ)
Câu hỏi:
a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì ? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó (ví dụ : nhiều người muốn thay bán và mua) ? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu) ?
b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền ?
Bài làm:
a)
- Phép đối trong tục ngữ tạo sự hài hòa, cân đối và giúp cho việc diễn đạt ý được khái quát và cô đọng, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Không thể dễ dàng thay thế các từ vì các từ trong một câu tục ngữ thường thuộc một kiểu đối nào đó. VD: từ "bán" và từ "mua" nằm trong phép đối từ loại và đối ý. Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ về vần, từ và câu đi kèm, đặc biệt là những biện pháp ngôn ngữ về từ và câu
b. Vì: cách nói trong tục ngữ hàm súc, cô đọng, từ ngữ chọn lọc, có vần, có đối.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích đoạn trích Trao duyên Truyện Kiều
- Thuyết minh về một tác giả văn học | bài làm văn số 6 văn 10
- Hãy tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm sau
- Nội dung chính Lập luận trong văn nghị luận
- Nội dung chính bài Chí khí anh hùng
- Phân tích tính hình tượng và tính biểu cảm của câu văn sau:Phân tích tính hình tượng và tính biểu cảm của câu văn sau: Chị Sứ yêu biết bao nhiên cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị
- Soạn văn bài: Đại cáo bình Ngô ( Phần một: Tác giả)
- Tìm hiểu đoạn kết (" Xã tắc từ đây vững bền ....Ai nấy đều hay"):
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tựa " Trích diễm thi" tập
- Nội dung chính bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
- Phân tích ý nghĩa một hình tượng mà anh (chị) thấy thích thú trong một bài thơ hoặc đoạn thơ ngắn
- Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ cụ thể.