Phân tích đoạn thơ đoàn thuyền đánh cá trở về trong bài thơ Quê hương
Câu 3: Phân tích đoạn thơ đoàn thuyền đánh cá trở về trong bài thơ Quê hương
Bài làm:
Quê hương là mạch nguồn sáng tác vô tận với các nhà thơ và với Tế Hanh, đó là nỗi nhớ về làng chài với những người dân lao động khỏe khoắn, chất phác. Hai câu thơ đầu bài thơ Quê hương, tác giả đã giới thiệu bao quát về cuộc sống của miền quê gắn liền với sông nước. Sáu câu thơ tiếp theo là bức tranh sinh hoạt của người dân trong một ngày lao động đầy khí thế. Câu thơ đầu tiên nói về thời điểm đoàn thuyền ra khơi, đó một buổi sớm bình minh trời trong xanh, gió nhẹ đủ để đẩy thuyền ra khơi xa. Khung cảnh nhẹ nhàng, bình yên như gợi ra những điều an yên, tốt đẹp cho chuyến đi. Trong bức tranh ấy, những người lao động làng chài hiện ra thật khỏe khoắn: “Dân làng chài bơi thuyền đi đánh cá”. Họ là những thanh niên trai tráng khỏe mạnh, hăng say lao động trên vùng biển quê hương. Và điểm nhấn của bức tranh quê hương chính là hình ảnh con thuyền “hăng như con tuấn mã”, con thuyền hăng say như chú ngựa trẻ khỏe, phi nhanh, mạnh mẽ vượt sóng to gió lớn, lướt nhẹ nhàng giữa biển khơi vô tận. Hình ảnh so sánh và một loạt các động từ mạnh đã làm toát lên sức sống mạnh mẽ và vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ của những con người lao động. Tất cả đều hăng say, tràn đầy hi vọng về một ngày ra khơi thắng lợi. Cánh buồm căng gió được ví như “mảnh hồn làng”, là hồn quê sâu đậm của những người dân quê mà biển cả đã ăn sâu trông tiềm thức và nuôi sống họ biết bao đời nay. Sự so sánh ấy gợi nên một vẻ đẹp mới, lớn lao, thiêng liêng, bừa thơ mộng vừa hùng tráng. Đoạn thơ đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh một cách khéo léo để làm bừng lên sức sống. Đoạn thơ vừa vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, vừa khắc hoạ đậm nét bức tranh lao động khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân nơi biển cả.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)
- Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về Chiếu dời đô
- Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo
- Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, vì sao
- Nội dung chính bài: Câu cầu khiến
- Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào
- Phân tích tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu cuối
- Soan văn 8 bài: Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) trang 86 sgk
- Hãy viết lại bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh
- Soạn văn bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)
- Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt ( và minh nguyệt) có gì đáng chú ý