Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?
124 lượt xem
Câu 2: Trang 153 – sgk địa lí 12
Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?
Bài làm:
Những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là:
- Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội. Về mặt tự nhiên, nó nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, Đồng bằng sông Hồng liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng này giống như chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng.
- Tài nguyên thiên nhiên:
- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).
- Đường bờ biển dài 400km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.
- Khoáng sản có giá trị nhất là đá vôi, sét, cao lanh. Ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về dầu khí.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất Dhong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.
- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể…
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu…
- Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.
- Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cũng có những khó khăn gây trở ngại có sự chuyển dịch đó là dân số quá đông, các thiên tai bão lũ cũng như việc thiếu nguyên nhiên liệu cho phát triển công nghiệp…
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước?
- Hãy trình bày các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
- Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?
- Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của ba vùng kinh tế trọng điểm?
- Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp)
- Dựa vào kiến thức đã học hãy phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?
- Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta?
- Tại sao “Sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?
- Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Địa lí 12 trang 82
- Quan sát trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây?
- Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung?
- Hãy kể tên các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc đồng bằng sông Hồng?