Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sự tích Hồ Gươm bằng một đoạn văn
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sự tích Hồ Gươm bằng một đoạn văn.
Bài làm:
Sự tích Hồ Gươm là truyện với nhiều chi tiết kì ảo, đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kẻ về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng sức người có hạn nên nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Phải chăng đó là ý nguyện của nhân dân về sự trân trọng những giúp đỡ của trời đất, tổ tiên, thế hệ cha ông đi trước và đòi hỏi bản lĩnh của vị minh quân. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận thiện” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa là chính nghĩa, thuận với ý trời. là cuộc nổi dậy để mang lại hạnh phúc và ấm no cho nhân dân. Trong một lần bị giặc tuy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhưng Và rồi, cùng với thanh gươm báu, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, nhân dân hưởng cuộc sống ấm no, yên vui, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm báu. Việc “Trả gươm” cũng chính là mong ước sẽ không còn những cuộc chiến tranh phi nghĩa, gây bao đau khổ cho nhân dân. Hồ Tả Vọng từ đó cũng được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm, thanh gươm với hai chữ “Thuận Thiên” nằm giữa thủ đô thanh bình như lời nhắc nhở thế hệ con cháu mãi khắc ghi công ơn của cha ông. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm bài viết khác
- Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn
- Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó
- Soạn bài: Cô tô
- Nêu nhận xét về cách viết truyện “Mẹ hiền dạy con”
- Đọc truyện Bánh chưng, bánh giầy em thích nhất chi tiết nào? Tại sao?
- Dàn ý chi tiết bài viết số 6 ngữ văn lớp 6: văn tả người
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mẹ hiền dạy con
- Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng?
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
- Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thạch Sanh