Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè
Đề 2: Trang 49 sgk ngữ văn 6 tập 2
Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
Bài làm:
Bài văn tham khảo:
Tuổi học trò luôn có nhiều kỉ niệm yêu thương bên mái trường và hình cây cây phượng vĩ cùng tiếng ve mùa hè luôn gắn liền với tuổi học trò đến kì lạ. Có người học trò nào lại không thương không nhớ sắc màu đỏ rực của những cánh hoa phượng hồng và âm thanh râm ran của những tiếng ve hè gọi da diết?
Cây phượng vĩ giữa sân trường tôi dường như ung dung đứng đó bất kể nắng mưa, gió bão. Những tán cây xum xuê, rợp mát đan vào nhau như một người cụ mến yêu che chở cho đám học trò nhỏ chúng tôi. Những cánh phượng tươi thắm trên cây giống như muôn vàn con bưới nhỏ đang lượn quanh một cây nấm khổng lồ. Bởi vì cây phượng đã có từ rất lâu nên thâm cây xù xì màu xám và được điểm bằng những đốm bạc trông thật già nua, nhưng lại đứng thẳng tắp như bác bảo vệ sân trường.
Mùa hè sang, dấu hiệu của những tán lá trên cây còn rất ít. Từ xa nhìn lại, chỉ lốm đốm vài điểm xanh đủ để điểm tô và làm nền cho sắc đỏ kiêu hãnh của những chùm phượng vĩ. Thi thoảng chơi dưới sân trường, chúng tôi lại bắt gặp những lá phượng nhỏ li ti theo gió bay mông lung vào không gian cùng với những cánh phượng đỏ dịu dàng chao nghiêng. Chúng tôi ngơ ngác ngắm nhìn, nhặt những cánh hoa phượng, ép vào trang vở trắng.
Bất chợt vang lên tiếng râm ran quen thuộc của ngày hè mà đã lâu lắm rồi chúng tôi chưa nghe thấy. Đó là tiếng gọi của những chú ve sầu ẩn mình dưới vòm lá. Chúng ngân nga những bản nhạc trưa hè, âm thanh bồi hồi chào mùa hè tới. Những khúc nhạc ấy làm cho những đứa học trò nhỏ như chúng tôi vui vẻ như được nghe một bản nhạc đồng quê vậy. Tiếng ve rộ lên một lúc lâu rồi lại trầm xuống nhưng một lát sau, chỉ vài ba tiếng ve ngần lên là cả dàn đồng ca lại râm ran tiếp nối. Sắc nắng của mùa hè tự như rực rỡ hơn bởi cái màu đỏ thắm của hàng phượng vĩ và cả tiếng ve hè.
Mùa hè không chỉ có những ngày nghỉ dài thưa thái, những chuyến du lịch vui vẻ mà mùa hè mang đến kí ức tuổi thơ ngọt ngào bên những cây phượng yêu dấu.
=> Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì KhoaHoc có dàn ý để các bạn dễ viết bài.
Dàn ý:
1. Mở bài:
Cây phượng là dấu hiệu của mùa hè đến.
Cây phượng và tiếng ve luôn gắn liền với tuổi học trò.
2. Thân bài:
- Tả cây phượng:
Hình dáng: hiên ngang, đã già.
Thân cây màu xám có nhiều đốm trắng bạc.
Cành cây xum xuê như những cánh tay che chở cho đám học trò.
Lá cây xanh ngắt được ai đó tết lại thành những dải dài.
Hoa phượng:
Những đóa hoa đỏ rực, nhìn từ xa như một đám lửa bùng cháy, những đóa hoa kiêu sa khoe sắc
Được các bạn làm thành những chú bướm xinh xinh, ép vào trang vở.
Sau những trận mưa, hoa phượng rơi xuống rải rác dưới sân trường như rải xuống một lớp thảm mềm màu đỏ.
- Tiếng ve:
Ẩn dưới những chiếc là là những chú ve sâu kêu râm ran,rạo rực
Tiếng ve kêu là dấu hiệu mùa hè đến, như những bản nhạc giữa mùa hè gay gắt.
- Tình cảm học sinh đối với hàng phượng vĩ và tiếng ve:
Yêu quý, nhớ nhung khi mùa hè qua đi ...
Thương cho những chú ve kêu suốt đến khô cả xác.
3. Kết bài:
Chăm sóc, bảo vệ cây phượng: tưới nước, bắt sâu, dọn rác quanh cây phượng, không bẻ cành,…
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài: Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử
- Từ chuyện mẹ con của thầy Mạnh tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
- Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
- Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó trả lời các câu hỏi: Thái y lệnh là người thế nào? Điều gì làm cho em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?
- Đông Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?
- Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau
- Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Có sách dịch nhan đề trên là thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?
- Ý nghĩa, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
- Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết "Đêm nay Bác không ngủ / Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh"
- Đề 5 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: tả bà nội
- Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong câu thơ