Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?
Câu 2: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2
Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?
Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?
Bài làm:
Trong khổ thứ hai đến khổ thứ năm Lượm đã được miêu tả:
- Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
=> Toát lên vẻ ngây ngô, hồn nhiên của tuổi thiếu niên.
- Ngoại hình: loắt choắt, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân.
=> Biểu hiện sự dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khỏe mạnh ở làn da tiếp xúc với nhiều ánh nắng, khí trời.
- Cử chỉ: Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí.
=> Biểu hiện sự hồn nhiên nhanh nhạy. Có lẽ do công việc làm liên lạc đã tạo nên những nét như vậy.
- Lời nói: tự nhiên, chân thật
“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à”
=> Là lời tâm sự với chú rất vui vẻ, thoải mái, tự hào. Lượm không hề quan tâm tới những nguy hiểm trong công việc đối mặt thường trực với cái chết này.
Các yếu tố nghệ thuật trong đoạn thơ là:
- từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh...
- vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...),
- nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Như con chim chích...)
=> góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài: Thạch Sanh
- Theo em, các chi tiết sau đây trong truyện Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?
- Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết
- Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn
- Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
- Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân ở làng quê
- Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười được bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
- Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
- Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng con hổ trong Con hổ có nghĩa
- Em hãy quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.
- Hãy đọc kĩ đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi sau đó: