Qua đoạn trích tình yêu và thù hận, chứng minh rằng: "Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người".

227 lượt xem

Luyện tập

Bài tập 1: trang 201 sgk ngữ văn 11 tập

Qua đoạn trích tình yêu và thù hận, chứng minh rằng: "Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người".

Bài làm:

Đoạn trích Tình yêu và thù hận kể về cảnh Rô-mê-ô sau cuộc gặp gỡ với Giu-li-ét ở dạ hội hoá trang tại nhà nàng, chờ lúc đêm khuya đã quay trở lại, leo lên bức tường đối diện với phòng ngủ của Giu-li-ét để thổ lộ lòng mình. Sếch-xpia đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng của hai người trẻ tuổi vừa bị trúng mũi tên của thần Ái tình Cupid. Mối thù truyền kiếp của hai dòng họ không thể ngăn cản tình yêu mãnh liệt ấy. Thái độ của tác giả là đồng tình và ca ngợi, bởi: Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người.

Rô-mê-ô choáng váng trước vẻ đẹp thánh thiện của Giu-li-ét nên trái tim đã thôi thúc chàng quay trở lại khu vườn nhà nàng, dẫu biết rằng điều đó là vô cùng nguy hiểm. Đúng lúc ấy, Giu-li-ét cũng đến bên cửa sổ trông xuống khu vườn để thổ lộ lòng mình. Chúng ta hãy nghe Rô-mê-ô bày tỏ cảm xúc thật lãng mạn mà cũng thật chân thành khi nhìn thấy Giu-li-ét. Trước đôi mắt của kẻ si tình thì vẻ đẹp của cô gái mình yêu là tuyệt vời hơn tất thảy: … Ánh sáng nào vừa loé trên cửa sổ kia? Đấy là phương đông, và nàng Giu-li-ét là mặt trời! – Vừng dương đẹp tươi ơi, hãy hiện lên đi… Đấy là người ta quý. Ôi! Đấy là người ta yêu! Ôi, giá nàng biết nhỉ!… Vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tinh tú ấy phải hổ ngươi, như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng; còn cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang… Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Bởi đêm nay, nàng toả ánh hào quang, trên đầu ta, như một sứ giả nhà trời có cánh, đang cưỡi những áng mây lững lờ lướt nhẹ trên không trung, khiến những kẻ trần tục phải cố ngước đôi mắt… lên mà chiêm ngưỡng.Khi Giu-li-ét nghĩ đến Rô-mê-ô thì điều đầu tiên khiến nàng băn khoăn là mối thù lâu đời giữa hai dòng họ, nhưng mối thù ấy không thể ngăn cản nàng đến với tình yôu, với người yêu: Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ? Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi; hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.Tình yêu sét đánh khiến hai người sống trong tâm trạng bay bổng, say đắm, tuy nhiên ở họ vẫn còn sự dẫn dắt sáng suốt của lí trí. Những diễn biến trong tâm trạng Giu-li-ét chứng tỏ Sếch-xpia đã miêu tả tuyệt vời người thiếu nữ đang yêu: Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng cũng vẫn cứ là chàng. Môn-ta-ghiu là cái gì nhỉ? Đó đâu phải là bàn tay, hay bàn chân, hay cánh tay, hay mặt mũi, hay một bộ phận nào đấy của cơ thể con người. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Cái tên đó có nghĩa gì đâu? Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa, thì mười phân chàng vẫn vẹn mười… Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi; chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy em đây! Trong câu nói ấy của Giu-li-ét chứa đựng quyết tâm vượt qua mọi trở lực ghê gớm và mong muốn Rô-mê-ô hãy quên đi mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ để đến với mình.

Sếch-xpia ca ngợi tình yêu vì tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp và kì diệu nhất của con người. Có một thi sĩ đã nói: Không có tình yêu hoa không nở. Nhà thơ lãng mạn Xuân Diệu say đắm thốt lên: Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi, Trong vườn thơm ngát của hồn tôi. Nhà thơ cách mạng Tố Hữu cũng sáng tác những vần thơ bất hủ ca ngợi tình yêu: Có gì đẹp trên đời hơn thế, Người yêu người sống để yêu nhau. Tình yêu đã, đang và sẽ mãi mãi tồn tại vì nó là nền tảng của cuộc sống nhân loại trên Trái Đất này.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội