Quan sát Hình 3.1 để nhận biết hình thức làm con rối dây. Quan sát Hình 3.2 để tham khảo thêm về một số hình thức con rối khác.

72 lượt xem

1. Tạo hình rối dây

1.1. Tìm hiểu

- Quan sát Hình 3.1 để nhận biết hình thức làm con rối dây

- Quan sát Hình 3.2 để tham khảo thêm về một số hình thức con rối khác.

1.2. Thực hành

Thực hành tạo con rối dây theo các bước sau:

- Tạo các bộ phận của con rối:

+ Sử dụng khối hộp chữ nhật, khối trụ làm thân rối.

+ Sử dụng khối cầu, khối trụ lăng,...làm đầu rối.

+ Sử dụng ống trúc, vỏ bút hay cuộn giấy thành ống làm cánh tay, ống chân con rối.

+ Tạo ngón tay bằng dây nhỏ, dây théo, dây điện bỏ đi hay vật liệu tương tự.

+ Tìm vật liệu hình chữ nhật hay hình tương tự làm con rối.

- Liên kết các bộ phận thành con rối

+ Dùng dây mềm đính vào thân rối ở các vị trí cổ, tay, chân của rối

+ Luồn dây qua ống vật liệu làm cổ, tay, chân rối tạo liên kết các bộ phận cho rối

+ Đính vật liệu làm đầu, bàn tay, bàn chân rối vào đầu dây ở cổ, tay, chân rối.

Bài làm:

1.1. Tìm hiểu

- Quan sát Hình 3.1, nhận biết hình thức làm con rối dây: Có thể tạo mới hoặc sử các vật liệu có sẵn có dạng khối hộp, khối cầu,...các vật dạng hình ống như ống trúc, vỏ bút,... để tạo các bộ phận của con rối, sau đó liên kết chúng lại bằng cách luồn dây để tạo hình con rối.

1.2. Thực hành

Thực hành tạo con rối dây và liên kết các bộ phận thành con rối theo các bước đã học, lưu ý:

  • Khi cuốn dây qua ống tay, chân, không nên để dây luồn quá ngắn hay quá dài, sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của con rối.
  • Có thể tạo hình con rối khác tùy điều kiện thực tế.
Cập nhật: 08/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội