Giải mĩ thuật Đan Mạch 9 bài 3 : Tạo hình con rối và sân khấu biểu diễn rối
Hướng dẫn giải bài : Tạo hình con rối và sân khấu biểu diễn rối trang 21 sgk mĩ thuật Đan Mạch lớp 9. Đây là sách giáo khoa vận dụng phương pháp mới trong dạy học Mĩ thuật do vương quốc Đan Mạch hỗ trợ. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
1. Tạo hình rối dây
1.1. Tìm hiểu
- Quan sát Hình 3.1 để nhận biết hình thức làm con rối dây
- Quan sát Hình 3.2 để tham khảo thêm về một số hình thức con rối khác.
1.2. Thực hành
Thực hành tạo con rối dây theo các bước sau:
- Tạo các bộ phận của con rối:
+ Sử dụng khối hộp chữ nhật, khối trụ làm thân rối.
+ Sử dụng khối cầu, khối trụ lăng,...làm đầu rối.
+ Sử dụng ống trúc, vỏ bút hay cuộn giấy thành ống làm cánh tay, ống chân con rối.
+ Tạo ngón tay bằng dây nhỏ, dây théo, dây điện bỏ đi hay vật liệu tương tự.
+ Tìm vật liệu hình chữ nhật hay hình tương tự làm con rối.
- Liên kết các bộ phận thành con rối
+ Dùng dây mềm đính vào thân rối ở các vị trí cổ, tay, chân của rối
+ Luồn dây qua ống vật liệu làm cổ, tay, chân rối tạo liên kết các bộ phận cho rối
+ Đính vật liệu làm đầu, bàn tay, bàn chân rối vào đầu dây ở cổ, tay, chân rối.
2. Tạo đặc điểm và thiêt kế trang phục rối
2.1. Xây dựng câu chuyện và đặc điểm nhân vật
- Thảo luận nhóm để xây dựng tiểu phẩm cho những con rối.
- Thảo luận nhóm để thống nhất xây dựng đặc điểm nhân vật theo nội dung tiểu phẩm.
2.2. Thực hành
- Quan sát Hình 3.3, 3.4 để hình dung ra cách tạo biểu cảm khuôn mặt và thiết kế trang phục cho rối.
- Thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tạo đặc điểm, tính cách cho từng nhân vật rối trong tiểu phẩm.
3. Tạo dây điều khiển rối và mô hình sân khấu biểu diễn rối
3.1. Tạo dây điều khiển rối
- Quan sát Hình 33.5 để nắm được hình thức nối dây điều khiển từ các bộ phận của rối tới thanh điều khiển.
- Thực hành tạo dây điều khiển rối theo thứ tự các bước.
- Thử điều khiển rối để điều chỉnh độ dài của dây điều khiển tới đầu, tay, chân và lưng rối cho phù hợp.
3.2. Tạo mô hình sân khấu biểu diễn rối
- Quan sát Hình 3.6, 3.7, thảo luận về hình thức và chất liệu thể hiện sân khấu biểu diễn tác phẩm rối.
- Thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ, tạo mô hình sân khấu biểu diễn cho các con rối theo các bước.
4. Trình diễn tiểu phẩm rối
4.1. Chuẩn bị
+ Thảo luận và lên kế hoạch diễn tiểu phẩm rối.
+ Phân công vai diễn và điều khiển nhân vật, học lời thoại, dẫn chuyện,...
+ Luyện tập diễn tiểu phẩm để rút kinh nghiệm cho buổi trình diễn.
4.2. Trình diễn tiểu phẩm
- Hỗ trợ, hợp tác và giúp đỡ nhau trình diễn tiểu phẩm.
- Lắng nghe khi nhóm bạn trình diễn tiểu phẩm và cổ vũ động viên các nhóm biểu diễn.
Xem thêm bài viết khác
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 9 bài 1: Vẽ tĩnh vật có ba vật mẫu
- So sánh bài vẽ từ hoạt động trước với hình ảnh mẫu, quan sát kĩ lại hình ảnh các tác phẩm chạm khắc trong Hình 7.1, thảo luận:
- Quan sát Hình 3.1 để nhận biết hình thức làm con rối dây. Quan sát Hình 3.2 để tham khảo thêm về một số hình thức con rối khác.
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 9 bài 7 : Chạm khắc đình làng Việt Nam
- Sắp đặt mẫu như đã thực hiện ở tiết 1. Quan sát mẫu vẽ để nhận biết các mảng đậm nhạt lớn trên mẫu, gồm:
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 9 bài 6 : Vài nét về hội họa Nhật Bản và hội họa Trung Quốc
- Tìm hiểu tranh khắc gỗ Nhật Bản. Tìm hiểu những nét đặc trưng trong tranh thủy mặc Trung Quốc
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 9 bài 2 : Sơ lược Mĩ thuật thời Nguyễn
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 9 bài 5 : Sáng tạo từ vật tìm được
- Quan sát các hình ảnh chạm khắc đình làng trong Hình 7.1 lựa chọn một hình ảnh để mô phỏng theo trình tự sau
- Quan sát Hình 2.1, thảo luận để tìm hiểu những nét khái quát của kiến trúc thời Nguyễn.
- Thực hành tạo dây điều khiển rối theo thứ tự các bước: