Quan sát Hình 2.1, thảo luận để tìm hiểu những nét khái quát của kiến trúc thời Nguyễn.
1. Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật thời Nguyễn
1.1. Kiến trúc
- Quan sát Hình 2.1, thảo luận để tìm hiểu những nét khái quát của kiến trúc thời Nguyễn.
+ Nêu tên, địa danh, năm xây dựng của các công trình kiến trúc trong hình mà em biết.
+ Cảm nhận về hình thức kiến trúc, vật liệu của công trình
+ Điểm chung và sự khác biệt của những công trình kiến trúc đó.
1.2. Điêu khắc
Đọc nội dung sau, thảo luận để tìm hiểu về điêu khắc và chạm khăc trang trí tiêu biểu của thời Nguyễn
+ Thể loại điêu khắc
+ Chất liệu của các tác phẩm điêu khắc
+ Hình tượng trong điêu khắc
+ Hình thức thể hiện tác phẩm điêu khắc
1.3. Hội họa, đồ họa thời Nguyễn
- Đọc nội dung sau, thảo luận để tìm hiểu về hội họa của mĩ thuật thời Nguyễn thông qua hình thức, chất liệu, nội dung của một số tác phẩm.
- Quan sát một số hình vẽ trích từ cuốn Kĩ thuật của người An Nam trong Hình 2.2 để tìm hiểu một số nét đặc trưng trong hình thức thể hiện hoạt động của nhân vật, cách sắp xếp hình vẽ xa, gần hay đặc trưng các nét khắc trong tranh của nghệ thuật đồ họa của mĩ thuật thời Nguyễn.
Bài làm:
1.1. Kiến trúc
- Quan sát Hình 2.1, thảo luận để tìm hiểu những nét khái quát của kiến trúc thời Nguyễn.
+ Điểm chung của các công tình kiến trúc đó là do triều Nguyễn xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thể kỷ XIX đến nửa đầu thể kỷ XX, nằm tại kinh đô Huế xưa (nay thuộc thành phố Huế và vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế).
+ Điểm riêng:
- Điện Thái Hòa: Là nơi thơ uy quyền cùa quốc gia. Mái điện lợp ngói hoàng lưu li, được chia làm ba tầng mái chồng lên nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp, gọi là mái "chồng diêm". Giữa các lớp mái là dải cổ diêm được trang trí bằng nhiều hình vẽ và thơ văn chạy xung quanh bốn mặt của tòa nhà. Toàn bộ cung điện được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim sơn thếp và trang trí hình rồng vờn mây.
- Chùa Thiên Mụ: Biểu tượng của chùa là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m, gồm 7 tầng. Mỗi tầng tháp đều thờ tượng Phật. Trên nóc đặt Pháp luân. Pháp luân quay khi gió thổi.
- Lăng Khải định có dạng khối hình chữ nhật vươn lên cao và 127 cấp. Đây là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông - Tây, kiến trúc thể hiện rõ nét ảnh hưởng của mĩ thuật nước ngoài. Những nét kiến trúc này là điểm khác biệt nhất ở Lăng Khải định so với các công trình kiến trúc khác trong quần thể lăng mộ thời Nguyễn.
1.2. Điêu khắc
Điêu khắc và chạm khăc trang trí tiêu biểu của thời Nguyễn: hầu hết gắn liền với các công trình kiến trúc như tượng quan hàu, voi, ngựa,...được đặt trước các lăng mộ hay chạm khắc trang trí trong và ngoài công trình kiến trúc. Chất liệu thường là đá và một số chất liệu khác.
1.3. Hội họa, đồ họa thời Nguyễn
- Hội họa của mĩ thuật thời Nguyễn thông qua hình thức, chất liệu, nội dung của một số tác phẩm:
- Mĩ thuật thời Nguyễn tiếp tục kế thừa và phát triển những dòng tranh truyền thống như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng và tranh Làng Sình.
- Hội họa và đồ họa thời kì này phát triển rất đa dạng. Một số bức vẽ trên các công trình kiến trúc cho thấy bước đầu có sự ảnh hưởng của hội họa Châu Âu về cả chất liệu lẫn hình thức thể hiện.
- Quan sát một số hình vẽ trích từ cuốn Kĩ thuật của người An Nam trong Hình 2.2, một số nét đặc trưng trong hình thức thể hiện hoạt động của nhân vật, cách sắp xếp hình vẽ xa, gần hay đặc trưng các nét khắc trong tranh của nghệ thuật đồ họa của mĩ thuật thời Nguyễn:
- Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển rất đa dạng từ kiến trúc, điêu khắc đến hội họa và đồ họa. Những thành tựu mĩ thuật thời kỳ này hầu như tập trung ở kinh đô Huế (nay thuộc thành phố Huế).
- Phần lớn kiến trúc thời Nguyễn theo lối kiến trúc cung đình, hài hòa với thiên nhiên.
- Điêu khắc thường gắn liền với kiến trúc và được diễn tả mang tính hiện thực.
- Đồ họa và hội họa thời kỳ này phát triển đa dạng. Đặc biệt đáng chú ý là 4577 hình vẽ trong Bách khoa toàn thư bằng tranh Kĩ thuật của người An Nam do nghệ nhân người Việt thực hiện.
- Mĩ thuật thời Nguyễn bước đầu chịu ảnh hưởng từ Mĩ thuật Châu Âu.
Xem thêm bài viết khác
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 9 bài 4: Sơ lược kiến trúc các dân tộc thiểu số Việt Nam
- Sắp đặt mẫu như đã thực hiện ở tiết 1. Quan sát mẫu vẽ để nhận biết các mảng đậm nhạt lớn trên mẫu, gồm:
- Quan sát các hình ảnh chạm khắc đình làng trong Hình 7.1 lựa chọn một hình ảnh để mô phỏng theo trình tự sau
- Quan sát Hình 3.1 để nhận biết hình thức làm con rối dây. Quan sát Hình 3.2 để tham khảo thêm về một số hình thức con rối khác.
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 9 bài 5 : Sáng tạo từ vật tìm được
- Thực hành tạo dây điều khiển rối theo thứ tự các bước:
- Trưng bày sản phẩm của hoạt động trước, chia sẻ và thảo luận về: quá trình hình thành ý tưởng sáng tạo và cách thức tạo dựng sản phẩm.
- Quan sát Hình 2.1, thảo luận để tìm hiểu những nét khái quát của kiến trúc thời Nguyễn.
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 9 bài 7 : Chạm khắc đình làng Việt Nam
- Thảo luận và lên kế hoạch diễn tiểu phẩm rối. Phân công vai diễn và điều khiển nhân vật, học lời thoại, dẫn chuyện,...
- Giải mĩ thuật Đan Mạch 9 bài 2 : Sơ lược Mĩ thuật thời Nguyễn
- Quan sát Hình 4.3 và 4.5, lựa chọn mẫu nhà rông để tạo mô hình hoặc vẽ.