Quy luật địa đới? Ôn tập Địa 10
Quy luật địa đới? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em nắm trả lời câu hỏi của bài đồng các em tìm hiểu thêm về quy luật địa đới là gì, biểu hiện quy luật địa đới, sự khác nhau giữa quy luật địa đới và quy luật đại cao. Để tìm hiểu sau đây, các em cùng tham khảo bài học dưới đây nhé
Quy luật địa đới? - Địa 10
Câu hỏi: Quy luật địa đới là gì?
Trả lời:
Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
1. Quy luật địa đới là gì?
– Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
– Nguyên nhân: Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, núi cao.
2. Biểu hiện quy luật địa đới:
Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái đất.
Các đai khí áp và các đới gió trên Trái đất.
Các đới khí hậu trên Trái đất.
Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.
Quy luật đai cao được biểu hiện: Sự phân bố của các vành đai thực vật và đất theo độ cao địa hình.
Quy luật địa ô được biểu hiện: Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh tuyến.
Ví dụ chứng minh rằng địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí.
Địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí. Hầu hết các thành phần địa lí như: đai khí áp, gió, nhiệt, khí hậu, đất, thực vật… đều phân bố tuân theo quy luật địa đới..
– Trên Trái Đất cỏ bảy đai khí áp: một áp thấp Xích đạo, hai áp cao chí tuyến, hai áp thấp ôn đới, hai áp cao cực đới.
– Có tất cả sáu đới gió, trên mồi bán cầu từ Xích đạo về cực có: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực đới.
– Trên mỗi bán cầu có bảy đới khí hậu, tính từ Xích đạo về cực có: đới khí hậu Xích dạo, cận Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đói, ôn đới, cận cực và đới khí hậu cực.
– Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất cũng tuân theo quy luật dịa đới.
– Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo ở bán cầu Bắc: Đài nguyên;-rừng lá kim; rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới; thào nguyên; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc và bán hoang mạc; xavân, cây bụi; rừng nhiệt đới, Xích đạo.
– Các nhóm đất từ cực về Xích đạo ở bán cầu Bắc: đất đài nguyên; pôt-dôn; nâu và xám; đen, hạt dè; đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đỏ nâu; xám; đỏ và nâu đỏ; đỏ vàng (feralit).
– Ở bán cầu Nam, các thảm thực vật và nhóm đất cũng tuân theo quy luật địa dới nhưng ít chùng loại hơn (không có đất và thực vật đài nguyên, đất pốl-dôn và rừng lá kim).
3. Sự khác nhau giữa qui luật địa đới và qui luật đai cao
– Xét về hình thức cả hai qui luật này đều là sự giảm nhiệt. Nhưng về bản chất thì khác nhau: trong tính địa đới, sự giảm cân bằng bức xạ theo vĩ độ chủ yếu do sự giảm sút bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời, liên quan tới sự giảm dần góc nhập xạ; còn tính vành đai theo độ cao liên quan tới vị trí độ cao của địa phương so với mực nước biển, sự giảm cân bàng bức xạ chù yểu do gia tăng nhanh phát xạ sóng dài của mặt đất.
– Trong số các đới theo vĩ độ có những đới mà nguồn gốc phát sinh không chỉ do nhiệt mà còn do động lực như miền áp cao cận nhiệt. Tất nhiên theo đai cao không thể có.
– Ở một số miền núi khá cao vùng ôn đới có vành đai đài nguyên trên cao. Nhưng ở đài nguyên núi cao này, độ nắng lớn hơn và không có hiện tượng chiếu sáng đặc biệt như đài nguyên theo vĩ độ với những ngày và đêm dài cực đới.
– Nhiệt độ thay đổi theo độ cao nhanh hơn nhiều so với thay đổi theo vĩ độ: tại bán cầu Bắc, nhiệt độ giảm trung bình 0,5°C/1 vĩ độ; còn ờ tầng đối lưu theo chiều thẳng đứng, nhiệt độ giảm 6°C/100m.
– Tính vành đai theo độ cao ở miền núi hình thành không phải chi đơn thuần dưới ảnh hường của sự thay đổi độ cao, mà còn dưới ảnh hưởng của các dạng địa hình cụ thể. Vì vậy, tính vành đai theo độ cao đa dạng hơn, hay thay đổi hơn tính dịa đói và bị phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố địa phương.
– Cấu trúc của tính vành đai theo độ cao phụ thuộc rất mạnh mẽ vào hướng phơi của sườn núi. Do ảnh hường của hướng phơi, xuất hiện sự không đổi xứng của tính vành đai nghĩa là sự khác nhau về độ cao, cùng như biểu hiện cảnh quan của vành đai cùng tên ở sườn đối lập.
– Trong những điều kiện nhất định, xuất hiện hiện tượng đảo ngược của tính vành đai theo độ cao (hiện tượng đảo ngược của các đới theo vĩ độ không bao giờ xảy ra).
- Tại sao bờ đông của các đại dương ở vùng chí tuyến lại có mưa nhiều?
- Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì?
- So sánh vương quốc Lào và Campuchia?
- Khu vực nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của gió Lào
- Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là?
- Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là?
- Căn cứ vào nguồn gốc nguồn lực được phân loại thành các nhóm?
Quy luật địa đới? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần hướng dẫn câu hỏi chi tiết trên đây giúp ích cho các em củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Gió nào sau đây gây mưa lớn vào cuối mùa hạ cho vùng khí hậu Nam Bộ?
- Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là?
- Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là
- Yếu tố nào sau đây hiện nay giữ vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ suất sinh của một nước?
- Giới hạn phía trên của sinh quyển là?
- Đặc điểm của gió tây ôn đới là?
- Dải hội tụ nhiệt đới là gì?
- Quy luật địa đới?
- Vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng
- 7 đới khí hậu chính trên trái đất
- Miền có gió mùa thì có mưa nhiều vì
- Tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất là hiện tượng