Sinh vật phù du là gì? Sinh vật phù du có vai trò như thế nào trong các thủy vực nuôi thủy sản?
55 lượt xem
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Em hãy tìm đọc các tài liệu nuôi thủy sản để tìm kiếm thông tin về một số vấn đề quan trọng trong nuôi thủy sản sau đây:
- Sinh vật phù du là gì? Sinh vật phù du có vai trò như thế nào trong các thủy vực nuôi thủy sản?
- Hiện tượng nổi đầu của cá vào sáng sớm
- Thức ăn thường dùng để nuôi tôm, cá
- Kĩ thuật nuôi tôm, cá
Bài làm:
- Sinh vật phù du, hay phiêu sinh vật, là những sinh vật nhỏ sống trôi nổi hoặc có khả năng bơi một cách yếu ớt trong tầng nước ngọt, biển, đại dương.
- Vai trò của sinh vật phù du trong các thủy vực nuôi thủy sản là: Sinh vật nguyên sinh đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, vừa là nguồn thức ăn tự nhiên vừa giúp ổn định chất lượng nguồn nước ao nuôi. Do đó, việc duy trì các sinh vật nguyên sinh trong ao nuôi sẽ giúp con tôm phát triển nhanh đồng thời giảm bớt một số khoản chi phí trong quá trình nuôi.
- Hiện tượng cá nổi đầu vào sáng sớm: Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá chủ yếu là do thiếu oxy trong nước. Thường trong ao nuôi có các loài rong tảo phát triển, vào ban ngày khi có ánh sáng mặt trời thì chúng quang hợp thải ra oxy trong nước cung cấp cho cá nên ban ngày không thiếu oxy, ban đêm không có ánh sáng thì các loài rong tảo này hấp thu oxy làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm dần, đến khoảng 5 - 6 giờ sáng thì hàm lượng oxy trong nước thấp nhất, nên lúc này cá ngoi đầu lên mặt nước để lấy oxy trong không khí. Để khắc phục, ta cần chú ý vấn đề rong tảo trong ao nuôi, tảo phát triển càng nhiều thì càng dễ thiếu oxy. Có thể giảm mật độ tảo bằng cách thay nước trong ao. Tuy nhiên, nếu oxy trong nước thiếu nhẹ tức là cá nổi đầu mà vẫn lội linh hoạt, khi vỗ tay cá sẽ giật mình lặn xuống thì đó là bình thường không cần phải khắc phục. Còn khi cá nổi đầu thành từng đàn thường tập trung ở gốc ao, lờ đờ và không có phản ứng với tiếng động hoặc cá nổi đầu đến sau 8 giờ sáng mà không lặn thì đã thiếu oxy trầm trọng, cần phải thay nước ngay nếu không sẽ dẫn đến chết cá.
- Thực ăn thường dùng để nuôi tôm cá là phân lân, phân đạm, cám...
- Kĩ thuật nuôi tôm, cá: (Phần B, mục 3 kĩ thuật nuôi tôm, cá đã nêu rõ, các bạn đọc tham khảo).
Xem thêm bài viết khác
- Dựa trên các vấn đề đã phân tích ở bài tập 1, hãy đề xuất các giải pháp để làm tăng diện tích đất rừng và bảo vệ rừng ở khu vực này.
- Công nghệ VNEN 7 bài 4: Máy móc và thiết bị dùng trong ngư nghiệp
- Nông nghiệp hữu cơ là gì? Tại sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại được mọi người quan tâm?
- Em hãy quan sát màu nước ao, hồ ở gần nơi em ở xem có màu gì và đánh giá nước ao, hồ đó là nước béo, nước gầy hay nước bệnh.
- Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ chấm (....) làm tiêu đề cho mỗi hình ảnh ở hình 1
- Theo em, bạn Thanh nên làm gì để góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản của đầm?
- Yêu cầu kĩ thuật của chuồng nuôi hợp vệ sinh
- Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình em về cách bảo quản giống cây trồng và vai trò của cây trồng đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống con người
- Theo em khi nào đàn gà nhà bạn Bình sẽ có khả năng miễn dịch
- Công nghệ VNEN 7 bài 3: Máy móc và thiết bị dùng trong lâm nghiệp
- Ở địa phương em, người dân thường nuôi thủy sản theo cách thâm canh hay quảng canh? Theo em, nuôi thủy sản theo cách nào thì có lợi hơn? Vì sao?
- Theo em, khi bón quá nhiều phân hóa học sẽ gây ra những hậu quả gì cho môi trường và con người?