Sơ đồ tư duy bài 23 Lịch sử 12: Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 23
Sơ đồ tư duy bài 23 Lịch sử 12: Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài này giúp các em hệ thống lại kiến thức của bài, cũng như giúp các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chính của bài sơ đồ tư duy Lịch sử bài 23, các em tham khảo nhé
- Sơ đồ tư duy bài 21 Lịch sử 12: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)
- Sơ đồ tư duy bài 22 Lịch sử 12: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)
Sơ đồ tư duy bài 23 Lịch sử 12
- B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 23
- I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam
- II. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn.
- III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
- IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
- B. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 23
- ĐÁP ÁN
- B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 23
A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 23
1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 23 chi tiết
B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 23
I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam
+ Hoàn cảnh lịch sử: Mĩ rút khỏi Việt Nam, có lợi cho cách mạng.
+ Nhiệm vụ miền Bắc:
Khôi phục và phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
Chi viện cho miền Nam.
+ Kết quả:
Cuối tháng 6 – 1973, miền Bắc căn bản hoàn thành việc tháo gỡ bom mìn do Mĩ thả.
Trong hai năm 1973 – 1974, về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế.
+ Ý nghĩa: Đảm bảo vật chất – kĩ thuật chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công chiến lược ở miền nam.
II. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn.
1. Âm mưu của Mĩ –Ngụy
Mỹ rút quân nhưng vẫn để lại 2 vạn cố vấn, tiếp tục viện trợ quân sư, kinh tế cho Ngụy.
Chính quyền sài gòn vi phạm hiệp định Pa –ri mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm”.
=>Tiếp tục chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
2. Miền Nam chống “Bình định – lấn chiếm”
+ Chủ trương của Đảng:
7/1973 Hội nghị lần 21 BCHTW Đảng họp xác định:
Kẻ thù: Đế quốc Mĩ – chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
Nhiệm vụ: Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Con đường: Bạo lực
Mặt trận đấu tranh: Quân sự, chính trị, ngoại giao.
+ Miền Nam chống “bình định – lấn chiếm”.
- Cuối 1974 đầu 1975 ta giành thắng lợi trong chiến dịch đường 14 (Phước Long) giải phóng tỉnh Phước Long .
+ Ý nghĩa chiến thắng Phước Long:
Sự lớn mạnh của quân ta
Sự suy yếu bất lực của quân đội Sài Gòn.
Khả năng can thiệp hạn chế trở lại của quân Mĩ .
Là cơ sở để Bộ Chính trị, Trung ương Đảng hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam một cách kịp thời và chính xác.
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
1. Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam
Bộ chính trị đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.
=> Nhưng nhấn mạnh "cả năm 1975 là thời cơ" nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì giải phóng miền Nam trong năm 1975.
2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 => 24/3/1975)
+ Diễn biến
4/3/75 ta đánh nghi binh vào Plâyku và Kontum.
10/3/1975 ta đánh trận then chốt Buôn Ma Thuật -> thắng lợi
12/3/1975 địch phản công lấy lại Buôn Ma Thuật -> thất bại
14/3/1975 địch rút khỏi Tây Nguyên, trên đường rút chạy -> bị ta truy kích.
+ Kết quả: 24/3/1975 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng
+ Ý nghĩa: Chuyển kháng chiến chống Mĩ sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công trên toàn miền Nam
Chiến dịch Huế- Đà Nẵng (21/3 => 29/3/1975 )
+ Diễn biến
- Tại Huế: 21/3/1975 ta tấn công các căn cứ địch ở Huế bao vây địch trong thành phố =>26/3/1975 ta giải phóng cố đô Huế
- Tại Đà Nẵng: Sáng 29/3/1975 quân ta từ 3 hướng Bắc, Tây, Nam tiến thẳng vào Thành phố => 3h chiều ngày 29/3/75 giải phóng toàn bộ Đà Nẵng
+ Ý nghĩa: Gây nên tâm lý tuyệt vọng nguỵ quân đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân ta tiến lên một bước mới.
Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 => 30/4/1975)
+ Diễn biến:
17h ngày 26/4/1975, tiến vào trung tâm Thành phố chiếm các cơ quan đầu não của địch
10h45 ngày 30/4/1975 xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập.
+ Kết quả: 11h30 ngày 30/4/75 lá cở cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập
=> Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
+ Ý nghĩa: Tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân và dân các tỉnh còn lại ở miền Nam tiến công và nổi dậy.
IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
1. Nguyên nhân thắng lợi
a.Nguyên nhân chủ quan
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn tiến hành đồng thời CMXHCN (ở miền Bắc) và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (ở miền Nam)
Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí dũng cảm chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam
b. Nguyên nhân khách quan
Tinh thần đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương
Sự ủng hộ giúp đỡ của Liên Xô, các nước XHCN anh em vì sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng cách mạng, dân chủ trên Thế giới trong đó có cả nhân dân Mĩ.
2. Ý nghĩa lịch sử
a. Đối với dân tộc
Đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thống nhất đất nước
Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập thống nhất đi lên CNXH
b. Đối với trên thế giới
- Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và Thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng Thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc
B. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 23
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1: Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta ngày 29 – 3 – 1973 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng miền Nam?
Hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.
Quân Mĩ không còn tham chiến ở miền Nam.
Chính quyền Sài Gòn không còn nhận được sự viện trợ từ Mĩ.
Là cơ hội để giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 2: Sau khi quân Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã có hành động như thế nào ở miền Nam?
Không còn thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Chấp nhận đầu hàng lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam.
Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.
Tiếp tục nhận viện trợ từ Mĩ.
Câu 3: Kẻ thù của cách mạng miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 tháng 7 năm 1973 là
chính quyền Sài Gòn và Ngô Đình Diệm.
chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và bọn phảm động.
đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
chính quyền phản động miền Nam và Mĩ.
Câu 4: Con đường cách mạng của miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 là
đấu tranh ôn hòa.
cách mạng bạo lực.
cách mạng vũ trang.
đấu tranh ngoại giao.
Câu 5: Chiến thắng trong chiến dịch Đường 14 – Phước Long đã mở ra khả năng
trưởng thành của quân Sài Gòn.
thắng lớn của quân ta.
trưởng thành của quân đội giải phóng miền Nam.
khả năng chiến đấu của quân Mĩ.
Câu 6: Từ cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ chính trị đề ra chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam trong khoảng thời gian nào?
Mùa mưa năm 1974 và 1975.
Cuối năm 1975 đầu năm 1976.
Vào đầu năm 1975 cuối năm 1977.
Trong hai năm 1975 và 1976.
Câu 7: Chiến dịch mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
chiến dịch Đường 14 – Phước Long.
chiến dịch Tây Nguyên.
chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 8: Trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên là ở
Kon Tum.
Gia Lai.
Buôn Ma Thuật.
Pleiku.
Câu 9: Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn như thế nào sau chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi?
Tiến công chiến lực trên khắp cả nước.
Tiến công chiến lược trên khắp miền Nam.
Tổng tiến công chiến lược toàn miền Nam.
Mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chia cắt địch từ hai đầu Nam – Bắc.
Câu 10: Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết địch gì sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng?
Giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa năm 1975.
Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975.
Giải phóng Sài Gòn sau năm 1975.
Mở chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 11: Trận mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh là
Xuân Lộc và Phan Rang.
Sài Gòn và Dinh Độc Lập.
Bình Phước và Bình Dương.
Phước Long và Bình Phước.
Câu 12: Tỉnh cuối cùng được giải phóng ở miền Nam trong năm 1975 là
Hà Tiên.
Châu Đốc.
Vinh Long.
Đồng Nai Thượng.
CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 13: Vào lúc 10h45 ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã diễn ra sự kiên gì?
Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
Xe tăng và bộ binh của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn.
Đánh dấu chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thắng lợi.
Câu 14: Nguyên nhân chủ quan nào quyết định nhất sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của nhân dân Đông Dương.
Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
Ta có hậu phương vững chắc miền Bắc cung cấp sức người, sức của cho miền Nam.
Nhờ sự lãnh đạo sáng xuất của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 15: Chiến dịch Hồ Chí Minh lúc đầu có tên gọi là
Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định.
Chiến dịch giải phóng miền Nam.
Chiến dịch Sài Gòn.
Chiến dịch chống “Bình định – Lấn chiếm”.
Câu 16: Vì sao Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên mở màn cuộc tấn công Xuân 1975?
Tây Nguyên rất gần với trung tâm đề kháng của chính quyền Sài Gòn.
Tây Nguyên, địch bố phòng với lực lượng mỏng và sơ hở.
Tây Nguyên rất gần với quân đoàn 1 của chính quyền Sài Gòn.
Tấn công Tây nguyên làm bàn đạp tấn công Huế - Đà Nẵng.
Câu 17: Sau chiến thắng Đường 14 – Phước Long, Bộ chính trị Trung ương đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 vì?
Quân ta ngày càng trưởng thành.
Sự bất lực của chính quyền Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mĩ là rất hạn chế.
Mĩ phải rút quân về nước, không thể tham chiến tại miền Nam.
Mĩ không viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
Câu 18: Hành động của Mĩ ở miền Nam sau Hiệp định Pari 1973 là
rút hết quân đội và cố vấn quân sự khỏi miền Nam.
giữ lại 2 vạn cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự, viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Thỏa hiệp với Liên Xô, Trung Quốc gây khó khăn cho ta.
Câu 19: Bộ chính trị Trung ương quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975 vì?
Ta đã chuẩn bị mọi mặt về nhân lực và vật lực.
Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân thế giới ngày càng lên cao.
Sau thất bại ở Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, địch không còn khả năng tăng cường phòng thủ cho Sài Gòn.
Chính quyền Sài Gòn đang hoang mang.
Câu 20: Hình ảnh lá cở cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập đã báo hiệu
sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.
chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố đầu hang.
miền Nam được hoàn toàn giải phóng.
mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh.
ĐÁP ÁN
1 | A | 11 | A |
2 | C | 12 | B |
3 | C | 13 | C |
4 | B | 14 | D |
5 | B | 15 | A |
6 | D | 16 | B |
7 | B | 17 | B |
8 | C | 18 | B |
9 | C | 19 | C |
10 | 20 | A |
Bài tiếp theo: Sơ đồ tư duy bài 24 Lịch sử 12: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1975)
Sơ đồ tư duy bài 23 Lịch sử 12: Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) được Khoahoc chia sẻ trên đây. Với phần tóm tắt nội dung kiến thức cũng như sơ đồ tư duy, giúp các em nắm trọn nội dung của bài. Chúc các em ôn thi tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại tài liệu học tập lớp 12 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn 200 chữ về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về vai trò của sách với đời sống nhân loại
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa đặc sắc (10 mẫu)
- Phân tích người lái đò sông Đà (9 mẫu)
- Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên
- Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 1965) ở miền Nam?
- Hãy nêu đặc điểm chính của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX?
- Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định?
- Sơ đồ tư duy bài 2 Lịch sử 12: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991) Liên Bang Nga (1991-2000)
- Miền Bắc đã thực hiện những nhiệm vụ gì sau khi hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam được kí kết? Nếu kết quả và ý nghĩa?
- Nêu nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành tựu chính mà Trung Quốc đạt được trong những năm 1978 – 2000?
- Trận“Điện Biên Phủ trên không” đã diễn ra như thế nào từ ngày 18 đến ngày 29 12 1972? Nêu kết quả và ý nghĩa?