Soạn bài con Rồng cháu Tiên giản lược nhất

1 lượt xem

Soạn văn 6 bài con Rồng cháu Tiên giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1: Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:

  • Họ đều là "thần"
  • Long Quân con thần Long Nữ ở dưới nước, có nhiều phép lạ
  • Âu Cơ thuộc họ thần nông, ở trên núi, dạy loài người sản xuất, xinh đẹp tuyệt trần

Câu 2:

  • Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có điều kì lạ là: Một vị thần sống dưới nước yêu và kết duyên với một vị thần ở trên núi cao. Ít lâu Âu Cơ sinh ra một bọc trứng, nở ra 100 con.
  • Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: 50 người con lên núi cùng mẹ, 50 người con xuống núi cùng cha => Việc chia con như vậy để chiếm lĩnh các vùng đất, mở rộng nơi cư trú... Đặc biệt có việc gì còn dễ giúp đỡ lẫn nhau.
  • Theo truyện này thì người Việt là con rồng cháu tiên

Câu 3:

  • Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật, nên được gọi là truyền thuyết.
  • Vai trò của chi tiết kì ảo: tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật, đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ.

Câu 4: Ý nghĩa của truyện:

  • Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của người Việt
  • Đề cao nguồn gốc chung, thể hiện ý chí đoàn kết, thống nhất mọi miền đất nước.

Phần luyện tập

Câu 1:

  • Các truyện có nguồn gốc tương tự "Con rồng cháu tiên" là: Qủa trứng thiêng, quả bầu mẹ.
  • Sự giống nhau đó khẳng định:
    • Sự ra đời và nguồn gốc của dân tộc Việt
    • Thể hiện sự gắn bó, đoàn kết và thống nhất của các dân tộc

Câu 2: Kể truyện Con Rồng cháu Tiên:

Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương. Từ đó về sau, nhân dân ta vẫn hay tự nhận mình là con Rồng cháu Tiên.


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội