Soạn bài bánh chưng bánh giầy giản lược nhất

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 6 bài bánh chưng bánh giầy giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Vua Hùng nối ngôi trong hoàn cảnh: tuổi đã già và đất nước đã thanh bình.
  • Ý định của vua khi chọn người nối ngôi: chỉ cần nối chí vua, không nhất thiết con trưởng.
  • Hình thức: nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.

Câu 2: Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

  • Sớm mồ côi mẹ, là người thiệt thòi nhất
  • Là người chăm chỉ làm việc, sống như dân thường
  • Là người có trí sáng tạo, hiểu được ý của Thần

Câu 3: Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn tế lễ và Lang Liêu được truyền ngôi vì:

  • Hai thứ bánh vừa biểu tượng cho trời, đất vừa thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên
  • Đồng thời, thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra
  • Ngoài ra, Lang Liêu hiểu được ý muốn của cha, chỉ có phát triển nghề nông mới ấm no, thái bình.

Câu 4: Ý nghĩa truyện Bánh chưng bánh giầy:

  • Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy
  • Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp thời kì đầu dựng nước
  • Ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp tôn kính tổ tiên của dân tộc Việt Nam

Phần luyện tập

Câu 1: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là:

  • Thờ cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục.
  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước của nước ta

Câu 2: Chi tiết trong truyện em thích nhất là Lang Liêu gặp thần mách bảo. Vì qua đó chứng tỏ Lang Liêu là người thông minh, sáng tạo và rất cần cù. Xứng đáng là người được nối ngôi.


  • lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021