Soạn giản lược bài con hổ có nghĩa
Soạn văn 6 bài con hổ có nghĩa giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi.
- Truyện có hai đoạn:
- Nội dung từng đoạn
- Đoạn 1: kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.
- Đoạn 2: kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.
Câu 2:
- Biện pháp nghệ thuật bao trùm là nhân hóa, xây dựng cốt truyện kép nhằm làm nổi bật chủ đề của truyện.
- Dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa” vì: tác giả muốn mượn một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt người nhưng còn biết coi trọng nghĩa tình để làm bài học cho con người.
Câu 3:
- Chuyện xảy ra giữa hai câu chuyện:
- Chuyện 1: Bà đỡ Trần giúp đỡ đẻ cho con hổ cái
- Chuyện 2: Bác tiều giúp con hổ lấy khúc xương mắc ở cổ.
- Chi tiết thú vị của mỗi chuyện là:
- Chuyện 1: Sau khi đỡ đẻ xong con hổ trả ơn bằng cách tặng cho bà một cục bạc để sống qua mùa đói kém.
- Chuyện 2: Sau khi lấy được xương, hổ trả ơn bác tiều phu cho đến mãi khi bác ấy chết.
- Việc trả nghĩa của con hổ sau có sự nâng cấp so với con hổ trước. Hổ trước đền ơn một lần là xong; hổ sau đền ơn mãi mãi, lúc ân nhân còn sống và cả lúc ân nhân đã mất.
Câu 4: Truyện con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích chúng ta: đề cao ân nghĩa trong đạo làm người, sống cần có trước có sau, ăn quả phải nhớ người trồng cây.
Phần luyện tập
Câu 1: Ví dụ:
Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng. Gia đình giáo sư không có con trai nên ông coi Hachiko như con ruột.
Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm và cả hai đều đi bộ tới nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachi, có nick name là Hachiko. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang hảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhânvề. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .
Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko - lúc đó đã 12 tuổi - nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm. Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn giản lược bài chương trình địa phương (phần tiếng việt)
- Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh giản lược nhất
- Soạn bài Sọ Dừa giản lược nhất
- Soạn giản lược bài Thạch Sanh
- Soạn giản lược bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- Soạn giản lược bài viết bài tập làm văn số 2 - văn kể chuyện
- Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn giản lược bài thầy bói xem voi
- Soạn giản lược bài chữa lỗi dùng từ
- Soạn giản lược bài chữa lỗi dùng từ (tiếp)
- Soạn giản lược bài ngôi kể trong văn tự sự