Soạn bài: Mưa
Bài thơ "Mưa" thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa. Giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học KhoaHoc xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1.Tác giả:
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958
- Quê: huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương
- Từ nhỏ được xem là thần đồng thơ văn.
- Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm nhưng có danh hiệu "thần đồng thơ trẻ".
2. Tác phẩm:
- Rút từ tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời” của tác giả.
- Xuất bản đầu tiên năm 1968
- Bài thơ được viết với lời thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu cùng óc quan sát tinh tế và vần điệu hay, dễ đọc, dễ nhớ dường như theo lời thơ mọi thứ đều tuôn trào một cách tự nhiên giống như mưa vậy.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?
Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ.
Câu 2: Trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2
Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).
Câu 3: Trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và sau cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:
a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.
b) Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.
Câu 4: Trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2
Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới hình ảnh con người:
Bố em đi cày về
Đội sấm Đội chớp
Đội cả trời mưa ...
Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.
LUYỆN TẬP
Đề: Trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2
Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân ở làng quê.
Phần tham khảo, mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mưa của Trần Đăng Khoa
Xem thêm bài viết khác
- Năm thầy bói đều đã sờ được voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Buổi học cuối cùng
- Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn số 1
- Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
- Nội dung chính bài: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
- Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá?
- Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
- Đọc đoạn văn từ đầu đến “ lòng yêu Tổ quốc ” và hãy cho biết: Câu mở đầu và câu kết đoạn. Tìm hiểu trình tự lập luận trong đoạn văn
- Nội dung chính bài: So sánh
- Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì?