Soạn bài Quê hương Soạn bài Quê hương Kết nối tri thức 7 tập 1
Soạn bài Quê hương lớp 7
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo Soạn bài Quê hương Kết nối tri thức 7 tập 1 với nội dung chi tiết hỗ trợ học sinh trả lời các câu hỏi trong bài và hoàn thiện bài soạn văn 7.
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 - KNTT 7
Nội dung chính: Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu của tác giả Tế Hanh với vùng quê chài lưới của mình. Bài thơ được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
Câu 1 trang 74 sgk Ngữ văn KNTT 7
- Những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển:
+ Làng tôi ở làm nghề chài lưới: nước bao vây cách biển nửa ngày sông
+ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
+ Ồn ào trên bến đỗ/ dân làng đón ghe về…
Câu 2 trang 74 sgk Ngữ văn KNTT 7
Một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi:
+ So sánh: chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã/ cánh buồm giương to như mảnh hồn làng => Sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió.
+ Nhân hóa, hoán dụ: Rướn thân trắng bao la thu góp gió=> cánh buồm được nhân hóa mang những đặc điểm của con người: rướn, thu góp. Biện pháp hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật “thân trắng” để nhận biết sự vật “cánh buồm”=> sự mạnh mẽ vượt biển khơi của con thuyền, cánh buồm hay cũng chính là tâm thế của con người ra khơi: phán khởi mạnh mẽ.
Câu 3 trang 74 sgk Ngữ văn KNTT 7
- Câu thơ đầu tiên người đọc ấn tượng với làn da ngăm rám nắng. Đó là bút pháp tả thực, những người dân phơi nắng phơi gió ngoài biển khơi nên có một làn da khỏe mạnh, không lẫn vào đâu được.
- Câu thớ thứ hai được tả theo bút pháp lãng mạn thân hình nồng thở vị xa xăm Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Trong câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ thể hiện cảm nhận bằng xúc giác (vị), cái vốn chỉ được cảm nhận bằng thị giác (thân hình).
- Câu thơ ba và bốn miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, toát lên vẻ mặn mòi của biển, thấm đượm xúc cảm bâng khuâng thương nhớ của người con xa quê hương. Trong câu thơ này tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chất muối thấm dần chúng ta cảm nhận bằng thị giác và cảm giác nhưng ở đây nhà thơ nghe được sự thấm tháp đó. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân.
Câu 4 trang 74 sgk Ngữ văn KNTT 7
Vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài:
- Cảnh đánh bắt cá trên biển:
- Không gian, thời gian: 1 buổi sớm trời trong, gió nhẹ ⇒ điều kiện thuận lợi để ra khơi.
- Hình ảnh chiếc thuyền đánh cá: dũng mãnh vượt biển, thể hiện qua các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ vượt” và phép so sánh “như con tuấn mã”
- Hình ảnh cánh buồm giữa biển khơi: con thuyền như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi.
⇒ Khung cảnh tuyệt đẹp, trần đầy sức sống, sự tươi mới, hứa hẹn một ngày ra khơi thắng lợi.
- Cảnh con thuyền trở về:
- Người dân: tấp nập, hớn hở với thành quả của 1 ngày đánh bắt
- Hình ảnh người dân chài: làn da “ngăm rám nắng” , thân hình “nồng thở vị xa xăm” ⇒ khỏe mạnh, đậm chất miền biển, đầy lãng mạn với “vị xa xăm” – vị của biển khơi, của muối, của gió biển – đặc trưng cho người dân chài.
- Hình ảnh con thuyền: động từ nhân hóa “mỏi”, “nằm”, “nghe”,… con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi.
⇒ Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động của người dân làng chài.
Câu 5 trang 74 sgk Ngữ văn KNTT 7
Quê hương là một trong những kiệt tác của nhà thơ Tế Hanh, thông qua bài thơ tác giả đã thể hiện được nỗi nhớ quê tha thiết với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình. Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét qua màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu trắng của cánh buồm, con thuyền như những con tuấn mã mạnh mẽ ra khơi… Đó là tất cả những gì thuộc về làng quê ven biển, những đường nét, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng. Phải là người gắn bó sâu nặng, yêu quê tha thiết thì mới có những cảm nhận chính xác đến vậy. Không chỉ có nhìn nhận bằng mắt mà chất quê hương còn được cảm nhận bằng vị giác “mùi nồng mặn”, đó là mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người, một hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán cuối bài như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình “tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung các bài soạn được giáo viên chúng tôi hướng dẫn chi tiết nội dung từng bài học bám sát với nội dung chương trình học của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 7. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 1 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.
Xem thêm bài viết khác
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - KNTT 7
- Soạn bài Tri thức ngữ Văn trang 89 - KNTT 7
- Soạn bài Đọc mở rộng trang 87 - KNTT 7
- Soạn bài Trong lòng mẹ
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 83 - KNTT 7
- Soạn bài Quê hương
- Soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài - KNTT 7
- Soạn bài Đọc mở rộng trang 87 - KNTT 7
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 10 lớp 7 KNTT
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 - KNTT 7
- Soạn bài Tri thức ngữ Văn trang 89 - KNTT 7