Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng (Thuật hoài) Cánh diều Soạn Văn 10 tập 1 - Cánh diều

83 lượt xem

Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng (Thuật hoài) Cánh diều được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong phần cuối bài, hy vọng bài này sẽ giúp các em soạn Văn đơn giản hơn. Dưới đây là nội dung bài soạn các em tham khảo nhé

Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng

Đọc văn bản “Tỏ lòng” (trang 60-61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 10):

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cụm từ nào dưới đây thể hiện rõ nghĩa của hai chữ “Thuật hoài”?

A. Bày tỏ nỗi lòng

B. Nỗi mong chờ

C. Niềm ước muốn

D. Nói về hoài bão

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Bày tỏ nỗi lòng

Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Từ ngữ nào trong câu Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu đã không được thể hiện thành công ở bản dịch thơ?

A. Hoành sóc

B. Giang sơn

C. Kháp kỉ thu

D. Cả A, B, C

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Hoành sóc

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong câu “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu)?

A. Nhân hóa

B. Tương phản

C. So sánh

D. Nói giảm – nói tránh

Trả lời:

Chọn đáp án: C. So sánh

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Câu nào dưới đây xác định đúng thể loại của bài thơ “Tỏ lòng”

A. Đây là bài thơ Nôm đường luật tứ tuyệt

B. Đây là bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn

C. Đây là bài thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán

D. Đây là bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú viết bằng chữ Hán

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Đây là bài thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán

Câu 5 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Câu nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài thơ?

A. Phản ánh lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thời Trần

B. Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

C. Ca ngợi hào khí và sức mạnh của thời Trần.

D. Thể hiện khí thế làm chủ non sông và khát vọng lập công danh của “trang nam nhi” thời Trần.

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Thể hiện khí thế làm chủ non sông và khát vọng lập công danh của “trang nam nhi” thời Trần.

Câu 6 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích vẻ đẹp của “trang nam nhi”và hình ảnh quân đội nhà Trần được thể hiện qua hai câu thơ đầu bài thơ Tỏ lòng

Trả lời:

* Tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm

- Giải thích ý nghĩa hình ảnh ngọn giáo: Ngọn giáo cầm trên tay chính là biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của nam nhi thời Trần.

- Tư thế và tầm vóc con người → Tư thế cầm ngang ngọn giáo, chủ động chiến đấu bảo vệ giang sơn, bất chấp thời gian trôi qua

* Sức mạnh của trang nam nhi và quân đội nhà Trần

- "tam quân"- sức mạnh và tính tổ chức của quân đội nhà Trần.

- Hình ảnh so sánh cường điệu để làm nổi bật sức mạnh thể chất và tinh thần của người nam tử

Câu 7 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): “Nợ công danh” là gì? Em hãy nêu ý nghĩa tích cực của quan niệm này trong thời Trần và đối với tuổi trẻ ngày nay.

Trả lời:

“Nợ” công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo cả hai nghĩa. " Nợ công danh" là món nợ mà người nam nhi luôn muốn trả hết cho đời. Đã là nam nhi ai cũng muốn gắng sức mình thành đạt, cô gắng lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm muôn đời để bản thân mình không phí hoài, không nuối tiếc, để cuộc đời mình thêm ý nghĩa cống hiến hết mình vì dân vì nước.

Câu 8 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Em hiểu thế nào về câu “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.”?

Trả lời:

Từ “thẹn” có thể hiểu là vì chưa bằng Vũ Hầu, chưa trả xong nợ nước, lại thêm khát vọng phụng sự nhà cho nhà Trần đến hết đời. Chính vì thế tác giả thấy hổ thẹn xấu hổ với bản thân mình. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, lí tưởng, khát vọng của tác giả – con người thời Trần.

Câu 9 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Lí tưởng và khát vọng của chủ thể trữ tình đã được thể hiện như thế nào trong hai câu cuối của bài thơ?

Trả lời:

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

- Chí "nam nhi": "Công danh trái" Món nợ công danh. Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước.

- Trong hoàn cảnh XH phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người

và xã hội.

- "Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu": Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời. à Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, giống như nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến sau này trong Thu Vịnh: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng (Thuật hoài) Cánh diều được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài soạn trên đây các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh học... đều có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé

Cập nhật: 29/06/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội