Soạn bài Tự tình (Hồ Xuân Hương) Cánh diều Soạn Văn 10 tập 1 - Cánh diều

  • 1 Đánh giá

Soạn bài Tự tình (Hồ Xuân Hương) Cánh diều được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em giải các câu hỏi cuối bài chi tiết, ngắn gọn, hy vọng với phần trả lời chi tiết các em sẽ nắm bài một cách tốt hơn. Dưới đây là nội dung của bài soạn, các em tham khảo nhé

Soạn bài Tự tình

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Tự tình nằm trong chùm thơ Nôm Tự tình gồm ba bài của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có khoảng trên 50 bài, là tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ, thể hiện nỗi thương cảm với thân phận và khẳng định đề cao vẻ đẹp, khát vọng của họ. Hồ Xuân Hương đã đưa vào thơ Nôm Đường luật những hình ảnh sống động từ cuộc sống, tận dụng các phép đối, sử dụng từ ngữ, hình ảnh hết sức độc đáo, táo báo, làm thay đổi kết cấu nghệ thuật của thể thơ và phá vỡ nhiều quy phạm trong thơ trung đại. Hồ Xuân Hương được tôn xưng là “Bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

- Đọc trước văn bản Tự tình và lưu ý cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ. Tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Hồ Xuân Hương giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.

Trả lời:

Tác giả Hồ Xuân Hương

1. Tiểu sử

- Hồ Xuân Hương (1772-1822).

- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái.

- Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.

b. Phong cách nghệ thuật

- Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

→ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng thái độ của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu: vừa đau buồn, vừa phẫn uất, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bị kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý cách gieo vần, dùng từ ngữ, đặc biệt là động từ, tính từ chỉ màu sắc, mức độ, thời gian và không gian.

Trả lời:

- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa

- Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6

- Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy xác định bố cục của bài thơ. Tác phẩm là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến nhan đề Tự tình?

Trả lời:

Bố cục

* Có thể phân chia theo 2 cách sau:

- Cách 1

+ Hai câu đề: Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ

+ Hai câu thực: Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ

+ Hai câu luận: Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ

+ Hai câu kết: Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ

- Cách 2

+ Phần 1 (4 câu đầu): thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc

+ Phần 2 (4 câu tiếp): Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn

- Tác phẩm là lời tâm sự của nhân vật trữ tình, về nỗi cô đơn, buồn tủi và khát vọng hạnh phúc.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

Trả lời:

- Thời gian: Đêm khuya.

- Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

- Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

- Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn)

→ Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.

- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

- Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ, tuổi xuân trôi qua mà hạnh vẫn chưa trọn vẹn.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái:

+ Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ.

+ Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình

→ Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình.

Trả lời:

Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

Câu 7:

- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm

- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân

⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán.

Câu 8:

- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn

- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ

- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn

⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con

⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ

Soạn bài Tự tình (Hồ Xuân Hương) Cánh diều được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài soạn trên đây các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh học... đều có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé

  • 165 lượt xem