Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp) Cánh diều Soạn Văn 10 tập 1 - Cánh diều

  • 1 Đánh giá

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp) Cánh diều được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học. Dưới đây là nội dung chính của bài soạn, các em cùng tham khảo nhé.

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

CHUẨN BỊ

Câu hỏi. Tóm tắt được nội dung bao quát của văn bản (Câu chuyện kể lại sự kiện gì?), xảy ra trong bối cảnh thời gian, không gian như thế nào? Có chi tiết thần kì nào?).

Trả lời:

Tóm tắt: Câu chuyện kể về hành trình Hê-ra-clét đi tìm táo vàng cho nhà vua Ơ-ri-xtê, một ông vua ốm yếu và hèn nhát. Chàng đã trải qua muôn vàn khó khăn, đối mặt với khó khăn nào chàng đều dùng khả năng của mình để chống lại, tạo nên chiến công cho mình. Các chi tiết thần kì có trong bài: Hê-ra-clét chống trời, Hê-ra-clét đánh chết Ăng-tê,...

Câu hỏi. Nhân vật chính là ai? Có điểm gì nổi bật?

Trả lời:

Nhân vật chính: Hê-ra-clét (là con của thần Dớt; trong thần thoại Hy Lạp, Hê-ra-clét là hình tượng tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần của người anh hùng cổ đại với những chiến công phi thường: tiêu diệt quái vật, trừng phạt bạo chúa và những kẻ gian ác; Chàng là thuộc kiểu nhân vật anh hùng, là người thường nhưng có sức mạnh "sánh tựa thần linh".)

Câu hỏi. Câu chuyện gửi gắm thông điệp gì?

Trả lời:

Thông điệp: Câu chuyện gửi gắm thông điệp về sự dũng cảm, sức mạnh phi thường và tinh thần đầy quyết tâm của con người.

Câu hỏi. Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm câu chuyện.

Trả lời:

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải có một lòng can đảm, dũng cảm và tin vào bản lĩnh của mình.

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Chú ý điểm đặc biệt của khu vườn có cây táo vàng?

Trả lời: Điểm đặc biệt trong vườn táo: một khu vườn rất thâm nghiêm cách không xa nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, có con rồng tên La-đông canh giữ - một con rồng có tới một trăm cái đầu và không lúc nào ngủ, giao cho ba chị em tiên nữ Nanh-phơ trông coi.

Câu 2: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả như thế nào?

Trả lời: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả vô cùng quyết liệt, đầy hấp dẫn, cuộc giao đấu tưởng chừng như sẽ phân được thắng bại ngay từ đầu nhưng lại có những điều không lường trước xảy ra. Ăng-tê có bùa hộ mệnh nên mặc dù bị Hê-ra-clét quật ngã đến ba lần, nhưng vẫn còn sống. Hê-ra-clét đã nhanh trí tìm ra sơ hở rồi nhấc bổng Ăng-tê lên cho lìa khỏi mặt đất rồi chàng xoay ngược đầu Ăng-tê xuống. Kết quả lần này thì Ăng-tê chết thật, "chết không cách gì cứu vãn được"

Câu 3: Ý nghĩa của hình ảnh mang tính biểu tượng: Prô-mê-tê bị xiềng là gì?

Trả lời: Hình ảnh mang tính biểu tượng: Prô-mê-tê bị xiềng mang ý nghĩa về một sức mạnh, sự hiên ngang với niềm tin mãnh liệt, chiến đấu quyết không đầu hàng của người anh hùng Prô-mê-tê.

Câu 4: Chú ý chi tiết Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho thần Át-lát.

Trả lời: Chi tiết Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho thần Át-lát: Hê-ra-clét đã cảm nhận được sức nặng đè lên mình. (gân cốt căng ra, loạng choạng, mồ hôi đổ ta như tắm). Nhưng nhờ có sức mạnh tình yêu của A-tê-na tiếp cho chàng, vì vậy mà chàng chống chọi lại được.

Câu 5: Cuộc đấu trí giữa Hê-ra-clét và thần Át-lát có ý nghĩa gì?

Trả lời: Ý nghĩa: làm nổi bật sự thông minh, nhanh nhẹn trong tư duy của Hê-ra-clét trong cuộc đấu trí với thần Át-lát.

Câu 6: Tại sao trong môn Địa lí, các tập bản đồ được gọi là Át-lát?

Trả lời: Trong môn Địa lí, các tập bản đồ được gọi là Át-lát vì Át-lát là con của dòng dõi Ti-tang, một dòng dõi Ti-tang con của U-ra-cốt và người mẹ Gai-a người mẹ đất và bố bầu trời. Thời cổ đại người ta tạc tượng vị thần này là một con người to khỏe, lực lưỡng đang cúi khom lưng giơ vai ra chống đỡ cả một quả cầu đè nặng trên vai. Vì lẽ đó cho nên sau này nhiều nước trên thế giới đã đặt tên cho những cuốn sách in sách bản đồ, địa lý nước này nước khác, từ đó mở rộng ra cả những cuốn sách khoa học địa lý

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp) Cánh diều được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần soạn bài này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài soạn trên đây các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh học... đều có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé

  • 180 lượt xem

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn Văn 10 Cánh diều tập 1