Soạn giản lược bài ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

1 lượt xem

Soạn văn 7 bài ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

BàiChủ đề dấu hiệu nhận biết
1Ơn nghĩa công lao cha mẹCông cha, nghĩa mẹ
2Nỗi nhớ cha mẹ khi lấy chồng xaTrông về quê mẹ
3Nỗi nhớ và lòng yêu kính ông bàNhớ ông bà
4Tình cảm anh em ruột thịtAnh, em

Câu 2:

  • Tình cảm bài 1 muốn diễn tả là tình cảm thiêng liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đối với cha mẹ.
  • Cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao:
    • Bài ca dao sử dụng lời hát ru, người nghe sẽ dễ thấm nhuần tư tưởng hơn, dễ đi vào lòng người
    • Hình ảnh so sánh là núi và biển. Đó là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên.
  • Những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ:

1. Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

2. Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Câu 3: Hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật trong bài 2:

  • Thời gian “Chiều chiều” gợi sự đoàn tụ, trở về của các sự vật.
  • Không gian"đứng ngõ sau": là nơi vắng vẻ, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút.
  • Tâm trạng "ruột đau chín chiều": đau nhiều bề, dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái.

Câu 4: Cách diễn đạt tình cảm:

  • “Ngó lên” trong văn cảnh bài ca thể hiện sự trân trọng, tôn kính
  • Hình ảnh so sánh: “nuộc lạt mái nhà” nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đình
  • Mức độ so sánh: bao nhiêu… bấy nhiêu
  • Âm điệu thể thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ cho sự diễn tả tình cảm trong bài ca.

Câu 5:

  • Tình cảm anh em thân thương được diễn tả:
    • Sử dụng cặp từ cùng chung- cùng thân: nhấn mạnh mối quan hệ ruột thịt, khăng khít
    • Biện pháp so sánh anh em – chân tay: cách ví von giàu hình tượng gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống.
  • Bài ca dao nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau

Câu 6: Những biện pháp nghệ thuật trong 4 bài ca dao:

  • Các bài ca dao thường làm theo thể thơ lục bát, âm điệu tâm tình, nhắn nhủ.
  • Sử dụng các hình ảnh truyền thống quen thuộc giàu tính biểu cảm.
  • Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ mộc mạc, gần gũi, dễ hiểu.

Phần luyện tập

Câu 1: Tình cảm trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình. Đó là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng, chân thành và tha thiết của mỗi con người.

Câu 2: Một số bài ca dao về tình cảm gia đình:

Có cha có mẹ thì hơn

Không cha không mẹ như đờn đứt dây.

Anh em như thể tay chân

Như chim liền cánh, như cây liền cành.

Chiều chiều xách giỏ hái rau

Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau.


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội