Soạn giản lược bài một thứ quà của lúa non: Cốm
Soạn văn 7 bài một thứ quà của lúa non: Cốm giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm
- Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận.
- Phương thức biểu cảm là chủ yếu.
- Bài gồm có 3 đoạn. Nội dung mỗi đoạn như sau:
- Phần 1 : Từ đầu -> thuyền rồng : Giới thiệu về cốm làng Vòng.
- Phần 2 : Tiếp theo -> nhũn nhặn : Giá trị văn hóa của cốm.
- Phần 3 : Còn lại : Bàn về thưởng thức cốm
Câu 2:
- Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng chi tiết hương thơm của lá sen trong làn gió lướt qua hồ rồi nhắc tới hương vị của cốm.
- Những cảm giác, ấn tượng của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn: cảm giác về hương thơm của lá sen, cảm giác về cánh đồng xanh, mùi thơm mát của những bông lúa non, giọt sữa trắng phảng phất.
Câu 3:
- Tác giả đã nhận xét về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta là nó rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, là quà tặng của đồng quê, nó mang hương vị vừa thanh nhã, tinh khiết vừa đậm đà của đồng nội.
- Sự hòa hợp, tương xứng của hai thứ ấy được phân tích trên những phương diện:
- Màu sắc: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.
- Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc .
Câu 4: Chỉ bằng một câu văn, tác giả đã làm toát lên giá trị của Cốm. Đó là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người.
Câu 5: Để thưởng thức những vị ngon của cốm, tác giả đã cho rằng đó là sự cảm nhận tinh tế bằng các giác quan:
- Vị giác: chất ngọt cốm - cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
- Thính giác: mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm ngát của lá sen.
- Thị giác: màu xanh của cốm, màu xanh của lá se.
Câu 6: Bài văn đã đề lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, đó chính là nhờ cách thế hiện đặc sắc của Thạch Lam: thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng và sâu lắng.
Ví dụ: “Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều”.
Phần luyện tập
Câu 2: Một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm là:
Hương cốm mùa thu (Nguyễn Đình Huân)
Lúa nếp đồng quê sắp chín ửng màu
Tôi cùng bạn bè rủ nhau ra tuốt lúa
Bắc nồi rang rồi cùng nhau nhóm lửa
Mùi thơm lừng hương cốm của nhà quê
Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Sáng mát trong như sáng tháng năm
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những mùa thu đã xa
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài mạch lạc trong văn bản
- Soạn giản lược bài sau phút chia ly
- Soạn giản lược bài làm thơ lục bát
- Soạn giản lược bài Sài Gòn tôi yêu
- Soạn giản lược bài một thứ quà của lúa non: Cốm
- Soạn giản lược bài tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- Soạn giản lược bài chơi chữ
- Soạn giản lược bài xa ngắn thác núi Lư
- Soạn giản lược bài từ đồng âm
- Soạn giản lược bài cách lập ý của bài văn biểu cảm
- Soạn giản lược bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Soạn giản lược bài từ Hán Việt (tiếp)