Soạn giản lược bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Soạn văn 7 bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nội dung bài soạn
Câu 1:
Bài thơ có thể chia thành 4 phần:
- Phần 1 (5 câu đầu): miêu tả ngôi nhà tranh bị gió thu tốc mái.
- Phần 2 (5 câu tiếp): trẻ con cướp tranh, nhà thơ quay về lòng ấm ức.
- Phần 3 (8 cáu tiếp): Nỗi khổ của tác giả và gia đình trong đêm mưa.
- Phần 4 (còn lại): niềm mơ ước của nhà thơ về cuộc sống ấm áp cho dân sinh
Thống kê:
- Về số câu: có 3 khổ 5 câu, 1 khổ 8 câu (tổng 23 câu)
- Về số chữ: khổ 1-> 3 có 7 chữ, khổ 3 có 9 hoặc 10 chữ.
- Về gieo vần: Khổ 2, 3 gieo vần trắc, khổ cuối lại nghiêng về vần bằng.
Lý giải:
- Đoạn 3 có 8 câu vì tác giả tập trung miêu tả những chi tiết về sự cực khổ trong đêm mưa
- Khổ cuối nhiều chữ hơn vì để diễn đạt những tâm tư, tình cảm và khát vọng cao đẹp và hũng vĩ của nhà thơ.
Câu 2:
Câu 3:
Những nỗi khổ đau đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ:
- Khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tượng thật kinh hoàng
- Khổ vì thân tình thế thái: Hình ảnh thật thương tâm, một bên lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, một bên ông già chống gậy lom khom, miệng gào thét mà chẳng đòi lại được.
- Khổ vì phải nằm trong mưa lạnh: Đêm tối mù mịt, nhà dột, chăn nát, còn bị con thơ đạp làm rách thêm… cơm mưa kéo dài suốt đêm không dứt
- Khổ vì chiến tranh loạn lạc: tuổi cao lại do cảnh loạn li nên tác giả suốt một đêm không ngủ, để rồi trong nỗi đau khổ của bản thân người chỉ biết nghĩ đến cho thiên hạ, cho kẻ sĩ nghèo.
Câu 4: Gỉa sử nếu không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi rất nhiều. Nếu vậy, bài sẽ chỉ làm rõ được giá trị hiện thực và chỉ dừng lại ở việc khơi gợi niềm thương xót của người đọc dành cho tác giả mà thôi.
Phần luyện tập
Câu 1: Đỗ Phủ không chỉ ca thán nỗi khổ của bản thân mà đó còn là nỗi thống khổ của tất cả “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ”. Ngoài ra, nhà thơ cũng mang trong mình nỗi lo nước thương dân nồng cháy và lí tưởng cao cả.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài quan hệ từ
- Soạn giản lược bài cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Soạn giản lược bài từ láy
- Soạn giản lược bài từ trái nghĩa
- Soạn giản lược bài chơi chữ
- Soạn giản lược bài từ Hán Việt (tiếp)
- Soạn giản lược bài đặc điểm của văn bản biểu cảm
- Soạn giản lược bài qua đèo ngang
- Soạn giản lược bài luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
- Soạn giản lược bài bạn đến chơi nhà
- Soạn giản lược bài một thứ quà của lúa non: Cốm
- Soạn giản lược bài đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm