Soạn giản lược bài từ đồng nghĩa
Soạn văn 7 bài từ đồng nghĩa giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Phần luyện tập
Câu 1: Các từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ trên gồm:
- gan dạ - dũng cảm
- nhà thơ - thi sĩ
- mổ xẻ - phân tích
- đòi hỏi - yêu cầu
- loài người - nhân loại
- của cải - tài sản
- nước ngoài - ngoại quốc
- chó biển - hải cẩu
- năm học - niên khoá
- thay mặt - đại diện.
Câu 2: Từ gốc Ấn - Âu đồng nghĩa với các từ trên:
- Máy thu thanh/ ra-di-o
- Xe hơi/ ô tô
- Sinh tố/ vi-ta-min
- Dương cầm/ pi-a-no
Câu 3: Từ địa phương đồng nghĩa từ toàn dân là:
- thơm/ khóm - dứa
- tía/ thầy/ ba - cha
- u/ bầm/ má - mẹ
- quả lệ chi - quả vải...
Câu 4: Từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm như sau:
- đưa -> gửi,
- đưa -> tiễn
- kêu -> phàn nàn
- nói -> cười
- đi -> mất/ qua đời.
Câu 5: Phân biệt nghĩa các từ:
Ăn, chén, xơi.
- Ăn: nghĩa bình thường, dùng được nhiều trong văn cảnh.
- Xơi: thường dùng trong lời mời nhiều hơn
- Chén: sắc thái suồng sã, thân mật.
Cho, tặng, biếu
- Cho: sắc thái biểu cảm bình thường, thân mật, là thái độ của người cao hơn đối với người thấp hơn.
- Tặng: thể hiện sự long trọng, có ý nghĩa cao quý,
- Biếu: thể hiện sự tôn trọng của người dưới với người trên
Yếu đuối, yếu ớt:
- Yếu đuối: trạng thái thiếu sức lực, khó có thể chịu đựng được khó khăn, thử thách.
- Yếu ớt: yếu đến mức sức lực, khó có thể làm được việc gì
Xinh, đẹp
- Xinh: có những nét đáng yêu làm người ta chú ý.
- Đẹp: đạt đến sự hoàn hảo, không chỉ dùng bình phẩm về hình thức, được xem là toàn diện hơn xinh.
Tu, nhấp, nốc
- Tu: uống nhanh, nhiều và liền một mạch.
- Nhấp: uống từ từ, chậm rãi, từng ít một
- Nốc: uống nhiều và hết ngay tức khắc một cách thô tục.
Câu 6: Điền vào chỗ chấm
a. (1) thành quả; (2) thành tích
b. (1) ngoan cố; (2) ngoan cường
c. (1) nghĩa vụ; (2) nhiệm vụ
d. (1) giữ gìn; (2) bảo vệ
Câu 7:
a. đối xử, đối đãi
- (1) đối xử/ đối đãi
- (2) đối xử
b. trọng đại, to lớn
- (1) trọng đại/ to lớn
- (2) to lớn
Câu 8: Đặt câu như sau:
- Bố tôi có sức khỏe bình thường
- Tớ không nghĩ cậu lại làm việc tầm thường như vậy
- Lan có kết quả học tập cao nhất lớp
- Hôm nay, tôi đi học muộn hậu quả là bị cô giáo phạt
Câu 9: Từ dùng sai và thay thế là:
- "hưởng lạc" thay bằng "hưởng thụ".
- "bao che" thay bằng "che chở"
- "giảng dạy" thay bằng "nhắc nhở"
- "trình bày" thay bằng " trưng bày"
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài từ láy
- Soạn giản lược bài Nam quốc sơn hà
- Soạn giản lược bài các bước tạo lập văn bản
- Soạn giản lược bài từ Hán Việt
- Soạn giản lược bài ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Soạn giản lược bài Sài Gòn tôi yêu
- Soạn giản lược bài đại từ
- Soạn giản lược bài tiếng gà trưa
- Soạn giản lược bài sau phút chia ly
- Soạn giản lược bài từ đồng âm
- Soạn giản lược bài luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người
- Soạn giản lược bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê